12 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Rau khúc có thể luộc hoặc nấu canh ăn như một số loại rau khác nhưng chủ yếu được dùng để làm bánh khúc.

Bên cạnh đó rau khúc còn có thể sử dụng để chữa một số bệnh thường gặp.

Công dụng của rau khúc

Rau khúc có tên khoa học là Gnaphalium affine D. Don (Gnaphalium multiceps Wall.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Để làm thuốc, thường hái lá hoặc toàn cây, tốt nhất vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc tuy đã có hoa nhưng chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Rau khúc có nhiều loài biến chủng song đều được sử làm thuốc với cùng tác dụng.

Theo Đông y: Rau khúc có ngọt, tính bình; vào 3 kinh Phế, Tỳ và Vị; có công dụng khu phong tán hàn, hóa đàm, giảm ho, lợi thấp, giải độc; dùng trong trường hợp cảm mạo phong hàn, ho nhiều đờm, khí suyễn, phúc tả, bạch đới, tỳ hư thủy thũng, còn dùng chữa phong thấp đau nhức. Dùng ngoài chữa lở ngứa ngoài da, phong chẩn mẩn tịt, mụn nhọt sưng đau…

12 bai thuoc chua benh tu cay rau khuc 34b 7106076

Rau khúc có thể dùng tươi hoặc khô chữa một số bệnh thường gặp.

Một số bài thuốc từ cây rau khúc

Chữa ho có đờm:Rau khúc khô 20g, đường phèn 15-20g; sắc nước uống trong ngày. Hoặc dùng rau khúc tươi, thái nhỏ cho vào một ít đường, hấp vào nồi cơm, gạn lấy nước uống.

Chữa cảm lạnh, sốt, ho: Rau khúc 20g (hoặc 40g tươi), tía tô 12g, kinh giới 12g, sắc uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rau khúc khô 60g, sắc lấy nước đặc; chia thành 3 phần, uống trong ngày, uống liền 12 ngày là 1 liệu trình.

Trị viêm họng, hen suyễn, nhiều đờm: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa 9g, hạnh nhân 9g, bạch t.iền 9g; sắc uống.

Thang điều trị cao huyết áp: Rau khúc khô 12g, câu đằng 9g, tang ký sinh 9g; sắc uống trong ngày.

12 bai thuoc chua benh tu cay rau khuc 338 7106076

Rau khúc có thể sử dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, viêm khí quản mạn tính

Chữa đầy bụng, tiêu chảy:Rau khúc khô 60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái; sắc uống trong ngày.

Chữa cảm nắng, sốt, ho: Rau khúc 30g, thanh cao 15g, bạc hà 9g; sắc nước uống trong ngày.

Chữa khí hư bạch đới ở phụ nữ: Rau khúc 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn)15g, cỏ xước 8g; sắc nước uống trong ngày (không dùng thuốc trong lúc đang đau bụng kinh).

Giảm đau nhức do thống phong: Lá và cành non cây rau khúc, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ đau, băng cố định lại.

Hỗ trợ điều trị gân cốt sưng đau, đòn ngã tổn thương: Toàn cây rau khúc khô 60g; sắc uống trong ngày.

Chữa vết thương sưng tấy, vết thương không liền miệng: Toàn cây rau khúc khô 30g, sắc nước uống trong ngày.

Dùng ngoài: Lá rau khúc tươi 1 nắm, giã nát trộn với cơm nát đắp lên vết thương.

Chữa nhọt đầu đinh mới mọc: Lá rau khúc tươi trộn với cơm nguội và vài hạt muối đắp vào nơi tổn thương.

Bất ngờ với số ly cà phê nên uống để chống cao huyết áp

Trái với suy nghĩ thông thường, cà phê thực sự có tác động tích cực đến người bệnh cao huyết áp.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Clinical Hypertension bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Ewha Womans và Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) đã xem xét tác động của số ly cà phê uống mỗi ngày lên bệnh cao huyết áp.

bat ngo voi so ly ca phe nen uong de chong cao huyet ap 743 7103975

Cà phê có lợi đối với người có nguy cơ hoặc đã bị bệnh cao huyết áp với một số lượng nhất định – Ảnh minh họa từ Internet

Dữ liệu của hơn 12.000 người – được thu thập bởi Chương trình Khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng Hàn Quốc (KNHANES) – đã được đem ra phân tích.

Họ được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là những người uống trung bình 2 ly cà phê mỗi ngày hoặc ít hơn; nhóm thứ 2 uống trung bình hơn 2 ly cà phê mỗi ngày.

Trước đó, có nhiều mối quan tâm được đặt ra về việc tiêu thụ cà phê đối với người có nguy cơ mắc cao huyết áp cũng như diễn tiến của bệnh.

Nhiều người lo ngại rằng caffeine có thể gây rủi ro cho người bệnh cao huyết áp hoặc uống quá nhiều sẽ thúc đẩy căn bệnh này, nhưng một số bằng chứng khác cho thấy dường như nó vô hại.

Do vậy, nhóm tác giả Hàn Quốc quyết định so sánh tác động dựa trên lượng cà phê uống vào.

Với sự chênh lệch tối thiểu giữa hai nhóm, tác động đã khác biệt rõ rệt. Với những người tiêu thụ trên 2 ly cà phê mỗi ngày, nguy cơ cao huyết áp đã giảm đi 15% so với mức 2 ly; tỉ lệ này có thể tăng lên tới 24% với người cao t.uổi.

Theo các tác giả, mối lo ngại thông thường của bệnh nhân cao huyết áp khi uống cà phê đến từ việc caffeine thực sự gây tăng huyết áp cấp tính, thông qua tác động kích thích phản ứng hormone cortisol ở tuyến yên.

Tuy nhiên, nếu uống cà phê như một thói quen, người uống sẽ có khả năng chịu được tác dụng cấp tính. Không chỉ thế, một tập hợp các hormone điều hòa ngược lại giúp họ duy trì mức huyết áp tốt hơn khi tiếp xúc với caffeine so với người bình thường.

Về lâu dài, cà phê chứa nhiều chất xơ hòa tan, các chất chống oxy hóa nhóm polyphenol và kali, đều là những thứ có lợi trong việc giúp ổn định huyết áp.

Do vậy, nếu một người thường không uống cà phê đột ngột uống một lần quá nhiều, điều đó có thể gây rắc rối nhất là khi họ bị cao huyết áp. Nhưng nếu đó đã là thói quen, cà phê sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc ổn định mức huyết áp ở người đã bị bệnh.

Tất nhiên nếu bạn là bệnh nhân, tuân thủ điều trị bằng thuốc là điều cần thiết, song song với thay đổi chế độ tập luyện, ăn uống – bao gồm bổ sung đều đặn những thực phẩm có lợi cho bệnh trạng và giảm muối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *