Sau khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ có những biểu hiện rõ ràng, lúc này cần tích cực thực hiện nhiều biện pháp để giúp đường huyết ổn định lại.
Đường huyết tăng cao hoặc cao kéo dài liên tục là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, bởi nó không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau mà còn gây nhiễm toan ceton, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Do đó, bên cạnh việc theo dõi lượng đường trong m.áu, bệnh nhân tiểu đường cũng cần quan sát xem bản thân có xuất hiện những triệu chứng bất thường hay không, vì khi đường huyết tăng cao thì cơ thể sẽ có phản ứng báo trước.
Bài Viết Liên Quan
- Ca đặt máy tạo nhịp tim hiếm hoi cho trẻ 21 tháng t.uổi
- Chuyên gia cảnh báo về thừa cân – béo phì trong giai đoạn giãn cách
- Nâng cao an toàn nghề nghiệp trong thực hành nha khoa
Bên cạnh việc theo dõi lượng đường trong m.áu, bệnh nhân tiểu đường cũng cần quan sát xem bản thân có xuất hiện những triệu chứng bất thường hay không.
Dưới đây là 4 triệu chứng bất thường khi đường huyết tăng cao cần đặc biệt chú ý:
1. Đau, tê hoặc ớn lạnh ở bàn chân
Nếu lượng đường trong m.áu của bệnh nhân tiểu đường liên tục tăng cao, các mạch m.áu ở xa cơ thể sẽ bị tổn thương, thông thường bàn chân là bộ phận xuất hiện triệu chứng đầu tiên, biểu hiện như ngứa ran, bỏng rát, tê bì, mất cảm giác, thậm chí ớn lạnh, đau ngắt quãng… Cuối cùng, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
2. Mắt mờ
Lượng đường trong m.áu cao cũng có thể dẫn đến bệnh võng mạc. Trên thực tế, bệnh nhân cao t.uổi thường rất dễ bỏ qua triệu chứng này, thậm chí có người còn nhầm tưởng là do lão hóa.
Tuy nhiên, chứng mờ mắt do lượng đường trong m.áu cao cũng có đặc tính nhất định, và biểu hiện cụ thể và khá rõ ràng là tình trạng giảm thị lực vào ban đêm. Vì vậy, người cao t.uổi sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra đáy mắt định kỳ 6 tháng một lần, để tránh gặp phải các tổn thương võng mạc mà không hề hay biết.
Chứng mờ mắt do lượng đường trong m.áu cao có biểu hiện khá rõ ràng là tình trạng giảm thị lực vào ban đêm.
3. Tăng tiểu đêm hoặc đi tiểu ra nhiều bọt
Trong trường hợp bình thường, mỗi người đi tiểu khoảng 1 ~ 2 lần mỗi đêm, lượng nước tiểu khoảng 300 ~ 400 ml. Nếu số lần đi tiểu đêm quá 3 lần hoặc lượng nước tiểu ban đêm vượt quá 750 ml thì là tiểu đêm quá nhiều, có thể do ống thận bị tổn thương.
Ngoài ra, nếu nước tiểu xuất hiện bọt li ti, tình trạng này kéo dài lâu ngày không thuyên giảm, thì rất có thể đã bị albumin niệu vi lượng xuất hiện khi thận rò rỉ một lượng nhỏ Albumin vào trong nước tiểu.
Nói chung, hai tình trạng trên hầu hết đều có mối liên quan nhất định với tình trạng đường huyết tăng cao, đôi khi cũng do bệnh thận đái tháo đường gây ra.
4. Mất ham muốn t.ình d.ục
Nếu nam giới mắc bệnh tiểu đường mà đột ngột giảm ham muốn và thời gian cương cứng ngắn thì nên cảnh giác, rất có thể đã bị rối loạn chức năng t.ình d.ục do tăng đường huyết.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những bệnh nhân có t.iền sử mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm đặc biệt có nguy cơ mắc chứng rối l.oạn c.ương d.ương, tỷ lệ cao gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường.
Nhìn chung, sau khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ có những biểu hiện rõ ràng, lúc này cần tích cực thực hiện nhiều biện pháp để giúp đường huyết phục hồi và ổn định lại nhanh hơn, nếu không sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau như bệnh thận đái tháo đường, mù lòa, loét bàn chân tiểu đường.
Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, chúng ta cũng nên chủ động kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục điều độ và luôn giữ tâm trạng thoải mái.
5 thói quen khiến nam giới dễ bị thận yếu
Lối sống kém lành mạnh hoặc không kiểm soát được các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao về lâu dài có thể gây tổn thương thận. Với nam giới, càng có nhiều thói quen xấu thì thận càng dễ bị tổn thương nặng.
Dưới đây là các thói quen xấu nếu không kiểm soát sẽ rất có hại cho thận:
Hút thuốc hay uống quá nhiều rượu bia sẽ gây áp lực lên thận và làm hỏng thận. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không theo dõi huyết áp, đường huyết
Khi bước vào t.uổi trung niên, mọi người nên thường xuyên theo dõi huyết áp và đường huyết. Phát hiện sớm dấu hiệu của huyết áp cao hay tiểu đường rất quan trọng với người bệnh, theo nhật báo The Times of India (Ấn Độ).
Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra biến chứng, trong đó có nguy cơ tổn thương thận.
Nhịn tiểu thường xuyên
Đi tiểu là nhu cầu cơ bản của con người. Nhịn tiểu cũng có nghĩa là chúng ta đang giữ các chất thải có độc tố trong cơ thể. Nếu làm việc này thường xuyên sẽ dẫn đến sỏi thận.
Uống thuốc không đúng
Rất nhiều người phải uống thuốc thường xuyên, nhất là những người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, ít người thực sự quan tâm đến việc liệu họ có đang uống quá nhiều hay uống không đúng thời gian khuyến cáo.
Thận là cơ quan đào thải thuốc trong cơ thể ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 90% lượng thuốc chúng ta uống vào sẽ được thận thải trừ qua nước tiểu. Những người có thận hoạt động kém nên chú ý đến lượng thuốc uống vào vì chúng có thể tác động lớn đến thận.
Rượu bia và hút thuốc
Thận có chức năng lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có cả rượu bia. Vì vậy, uống quá nhiều thức uống có cồn này sẽ gây áp lực lên thận và làm hỏng thận.
Không những vậy, rượu bia khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nhiều bệnh về gan là do rượu bia. Tình trạng này sẽ làm gián đoạn lưu thông m.áu đến thận. Ngoài ra, các nghiên cứu mới nhất cho thấy hút t.huốc l.á cũng có thể gây tổn hại thận, dẫn đến các bệnh liên quan đến thận.
Nạp quá nhiều protein
Ăn quá nhiều thực phẩm hay chất bổ sung giàu protein có thể gây hại cho thận. Phụ phẩm của quá trình chuyển hóa protein là các loại độc tố như nitơ và ammoniac. Chúng sẽ được thận thải ra ngoài.
Do đó, nạp quá nhiều protein sẽ gây áp lực hoạt động lên thận. Việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây tổn thương thận và tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, theo The Times of India.