Người thân của tôi dương tính nCoV, đang chờ hướng dẫn y tế, xin hỏi bác sĩ trong trường hợp cần theo dõi tại bệnh viện dã chiến thì nên chuẩn bị và lưu ý những gì?
Trả lời:
Về cơ bản, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến đều được nhân viên y tế cố gắng cấp phát đầy đủ. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, lượng công việc nhiều, nhiều nhân viên y tế bị quá tải, do đó các bệnh nhân nhẹ nên tự chuẩn bị một số thứ sau:
– Đồ dùng cá nhân: Vài bộ quần áo, dầu gội đầu, kem đ.ánh răng, lược… cố gắng tối giản. Hiện vào mùa mưa nên nhớ mang kem thoa muỗi, đuổi côn trùng.
– Nước và thức ăn: Đến bệnh viện dã chiến thì sẽ được cấp phát nước và thức ăn, nhưng khoảng thời gian chờ đợi có thể lâu. Do đó có thể chủ động mang theo các thức ăn khô, nước.
– Trang bị phòng hộ cá nhân: Nên chuẩn bị khẩu trang y tế đầy đủ và nếu được tự trang bị tấm chắn faceshield để ngăn giọt b.ắn.
– Các loại thuốc, vitamin C: Nếu có sẵn thuốc hạ sốt, dung dịch bù nước oresol, vitamin C… thì mang theo. Tuy nhiên không nên dự trữ hay tự ý sử dụng các loại này, cần tham khảo theo ý kiến của nhân viên y tế. Việc tự ý sử dụng thuốc hạ sốt quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ như suy gan.
– Với t.rẻ e.m nhỏ thì người nhà mang theo sữa, bình sữa, tã, bình giữ nhiệt, các vật dụng cần thiết cho bé.
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện dã chiến sẽ có nhân viên y tế theo dõi và kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên người bệnh nên ghi nhớ một số dấu hiệu diễn tiến bệnh, để gọi nhân viên y tế hỗ trợ khẩn cấp cho mình hoặc người cùng phòng trong các trường hợp sau:
– Rối loạn tri giác: Dấu hiệu là bất tỉnh, ngủ li bì gọi không dậy, hoặc kích động đ.ập p.há.
– Rối loạn hô hấp: Dấu hiệu là khó thở, mệt nhiều dù đang nghỉ, nghi ngờ ngưng thở…
– Rối loạn tuần hoàn: Chóng mặt, đau vùng tim, da xanh xao bất thường…
Các nhân viên mang chăn mền, nước vào bệnh viện dã chiến để cấp phát cho bệnh nhân. Ảnh: Hữu Khoa
Bác sĩ Vũ Đức Hiếu
Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175
Các bệnh viện dã chiến TP.HCM áp lực khi chuyển viện cho F0 trở nặng
Trung bình mỗi ngày có khoảng 20 F0 trở nặng, phải chuyển đến bệnh viện tuyến trên, khiến bác sĩ Nguyễn Thành Tâm căng thẳng vì liên hệ với nơi nào cũng được báo: đã hết giường.
Nhiều F0 chuyển nặng nhanh
BS.CK1 Tống Hồ Tứ Phương, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vừa được chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 4 tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM làm việc. Nữ bác sĩ chia sẻ: “Bệnh viện dã chiến không chỉ có toàn F0 không có triệu chứng. Chúng tôi vẫn đang cân não theo dõi sát lượng lớn bệnh nhân nhiều bệnh nền có thể trở nặng bất cứ lúc nào”.
Bác sĩ Phương kể, chị vừa cùng đồng nghiệp cấp cứu cho ca F0 lớn t.uổi, có bệnh nền cao huyết áp trở nặng nhanh. “Ngày hôm qua, cô ấy vẫn còn khỏe mạnh, nhưng trưa hôm sau thì đột nhiên cảm giác thở mệt, đo SpO2 lúc đó chỉ 68-70%”, bác sĩ Phương chia sẻ.
Sau khi nhận tin báo, bác sĩ Phương cùng các đồng nghiệp cho bệnh nhân thở oxy qua mask, sau đó cho thở oxy áp lực dương. Sau đó, bệnh nhân được đưa xuống tầng trệt của bệnh viện, sẵn sàng đặt nội khí quản để chuẩn bị chuyển đến bệnh viện tuyến trên. Trong lúc chờ tìm nơi chuyển bệnh nhân, hai bác sĩ chia nhau người cầm bình oxy cho bệnh nhân thở, người giúp bệnh nhân duỗi tay chân.
BS.CK1 Tống Hồ Tứ Phương và đồng nghiệp đang chăm sóc bệnh nhân Covid-19 khi chờ tìm bệnh viện tuyến trên để chuyển đến. Ảnh: BVCC.
Trao đổi với VietNamNet , bác sĩ Nguyễn Thành Tâm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 1 cho biết, hiện đơn vị đang cách ly, điều trị cho hơn 4.500 ca F0. Trong đó, có nhiều bệnh nhân chuyển nặng nhanh. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện có khoảng 20 ca chuyển nặng. Các triệu chứng nặng của bệnh nhân đa số là suy hô hấp, khó thở, nồng độ oxy trong m.áu thấp và ho nhiều.
Sau khi cho bệnh nhân thở oxy, cấp cứu tạm thời, các bác sĩ sẽ liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để chuyển đến. Tuy nhiên, mỗi khi bác sĩ Tâm liên hệ với các bệnh viện tuyến trên thì đều nhận được câu trả lời “đã hết giường”.
“Việc gặp khó khăn khi liên hệ để chuyển viện cho bệnh nhân Covid-19 nặng không chỉ bệnh viện dã chiến gặp khó khăn mà cả các trung tâm y tế, khu cách ly cũng vậy. Bệnh nhân trở nặng nhanh, chậm 6-12 giờ sẽ chuyển sang nguy kịch. Tuyến trên báo hết giường, còn chúng tôi không đủ cơ sở vật chất, nhân lực để điều trị bệnh nhân. Tôi rất căng thẳng khi liên hệ để chuyển viện cho các bệnh nhân”, bác sĩ Tâm chia sẻ với VietNamNet .
Tại Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 3, BS.CKII Phạm Gia Thế, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết: “Xe cứu thương, khẩu trang, đồ bảo hộ chúng tôi có thể tự khắc phục và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vấn đề nan giải không chỉ bệnh viện chúng tôi mà các bệnh viện dã chiến khác gặp liên hệ với tuyến trên để chuyển bệnh nhân nặng đến”, bác sĩ Thế chia sẻ.
Bác sĩ Thế cho biết, hiện TP đang triển khai điều trị bệnh nhân Covid-19 theo 4 tầng tháp. Bệnh viện dã chiến là thuộc tầng một. Khi các bệnh nhân trở nặng thì phải chuyển đến các bệnh viện cao hơn. Tuy nhiên, các bệnh viện tầng cao hơn đang quá tải, vì vậy, các bệnh viện tầng dưới gặp khó khăn khi chuyển bệnh nhân nặng.
Các F0 đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 6. Ảnh: Thanh Tùng.
Chủ tịch quận phải gọi điện thoại cầu cứu
Sáng 17/7, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM đã có buổi họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, ông đã có buổi làm việc với Sở Y tế về tình hình điều trị các ca F0; nhất là các ca trở nặng.
Theo ông Phong, hiện nay các quận đều có khu cách ly tạm thời. Trong những ngày qua đã xảy ra thực tế khi các ca F0 tại các khu này trở nặng, các quận, huyện gọi về các bệnh viện nhưng không được tiếp nhận, gây ra tình trạng bệnh nhân trở nặng và thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.
“Trước tình hình đó, tôi đã yêu cầu Sở Y tế xây dựng bản đồ các bệnh viện điều trị F0 nhẹ và nặng, bệnh viện hồi sức tích cực… nhằm kịp thời điều phối, chuyển các bệnh nhân đến bệnh viện điều trị gần nhất”, ông Phong chia sẻ.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đang điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Hà Văn Đạo.
Ông Nguyễn Thành Phong cũng thừa nhận, những ngày qua việc vận chuyển F0 đến nơi điều trị tại TP vẫn còn chậm, quy trình vận chuyển còn lúng túng. Điều này gây mất thời gian cho việc cấp cứu bệnh nhân, đồng thời gây bức xúc cho người dân.
Ông Phong kể, vừa qua, ông nhận được cuộc gọi của Chủ tịch UBND quận 7 về việc không có bệnh viện nào chịu nhận ca F0 tại địa phương đang nguy kịch. “Tôi đã phải gọi cho Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh nhờ can thiệp mới được. Tôi cho rằng, các bệnh viện, trung tâm y tế và chính quyền địa phương cần phối hợp tốt với nhau hơn nữa, không để xảy ra tình trạng gây khó dễ cho bệnh nhân”, ông Phong nói.
Ông Phong cũng cho biết, đã phê bình gay gắt đến mức căng thẳng các giám đốc bệnh viện điều trị không tiếp nhận F0 khi các quận, huyện yêu cầu.
“Nếu các bệnh viện có giường còn thừa mà giám đốc không tiếp nhận F0 khi được yêu cầu thì không xứng đáng làm bác sĩ, đừng nói là làm Viện trưởng. Có thể nói một phần các ca F0 trở nặng và dẫn đến t.ử v.ong cũng vì sự vô trách nhiệm này”, ông Phong nói.
Tính từ ngày 27/4 đến 6h ngày 18/7, TP.HCM có 28.392 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Do số ca F0 trong những ngày qua tăng nhanh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, hiện TP đang chuẩn bị kịch bản có 50.000 bệnh nhân để ứng phó.
Bác sĩ Nam cũng cho biết, hiện TP có nhiều F0 trở nặng, TP đang xây dựng tháp bốn tầng điều trị bệnh nhân Covid-19. Tầng thứ nhất là các F0 không triệu chứng sẽ khỏi theo thời gian. Tầng 2, các F0 có triệu chứng nhẹ, chỉ ho, sốt, đau họng. Tầng thứ 3 là những người có thêm bệnh nền. Tầng thứ 4 để điều trị cho bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 với công suất 1.000 giường. Trong đó, TP xác định, tập trung điều trị cho bệnh nhân nặng để giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân t.ử v.ong.