Khoảng 15-20% bệnh nhân tiến triển dần nặng lên. Vì thế, nếu cảm thấy có những dấu hiệu khác thường dưới đây, bệnh nhân cần báo cho nhân viên y tế.
TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), một trong các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19, cho biết khi biết bản thân mắc Covid-19, việc đầu tiên là người bệnh cần thật bình tĩnh, cố gắng theo dõi sức khỏe của mình. Cụ thể là đo nhiệt độ xem có sốt không, đồng thời theo dõi các triệu chứng khác như mệt mỏi, vấn đề ăn uống, dấu của tiêu chảy, nôn trớ…
Công tác khám, sàng lọc Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị triệu chứng.
Cụ thể, theo TS Thường, nếu sốt trên 38 độ 5, có thể dùng paracetamol, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho t.rẻ e.m và không quá 2 gam/ngày với người lớn. T.rẻ e.m không uống quá 4 lần trong một ngày.
Nếu bị ho, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm ho thông thường (thảo dược hay quất hấp mật ong…). Đồng thời cần báo với nhân viên y tế nếu ho tăng lên nhiều.
Trong quá trình cách ly, để tăng cường miễn dịch, bệnh nhân cố gắng ăn uống đảm bảo đủ chất, đủ vitamin (có thể uống bổ sung một số loại vitamin như vitamin C, B, PP…), uống nhiều nước, giữ vệ sinh thân thể (răng miệng…).
“Người bệnh có thể tập các động tác thể dục vừa sức như đi bộ vẩy tay…, lưu ý không tập thể dục nặng. Bên cạnh đó, cần cố gắng suy nghĩ tích cực, đọc sách đọc báo, xem tin tức…”, TS Thường nói.
Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, vẫn có 15-20% các trường hợp tiến triển dần nặng lên. Diễn tiến bệnh tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân, song những yếu có thể là làm tăng nguy cơ bệnh nặng là người cao t.uổi, người có bệnh nền, béo phì… Bệnh thường tiến triển nặng vào tuần thứ 2 kể từ khi phát bệnh.
Một bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại TPHCM.
“Vì thế, bên cạnh sự theo dõi chặt của nhân viên y tế, người bệnh cũng lắng nghe cơ thể mình. Có mệt mỏi quá, có đau ngực hay không, đặc biệt là tăng lên sau khi hoạt động thể lực. Chẳng hạn sau đi vệ sinh nặng, đi bộ trên 10 mét… mà thấy hụt hơi thì phải báo cho nhân viên y tế”, TS Thường nhấn mạnh.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được các cán bộ y tế theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, để phát hiện các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời.
TS Thường cũng lưu ý bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ mắc Covid-19 thì đi khám, hạn chế tối đa việc tích trữ ôxy, máy đo độ bão hòa ôxy tại nhà. Lý do vì khi cơ thể đã tụt ôxy cần can thiệp thì phải đến bệnh viện, việc ở nhà sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Diễn biến lâm sàng của bệnh
– Khởi phát: Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
– Diễn biến:
Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày.
Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông m.áu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc n.hiễm t.rùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến t.ử v.ong.
T.ử v.ong xảy ra nhiều hơn ở người cao t.uổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
– Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có ARDS bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Hậu quả của hội chứng ‘Covid-19 dai dẳng’
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục.
Teresa Dominguez, 55 t.uổi, đang đi mua sắm hàng tuần ở gần nhà tại Collado Villalba, phía bắc Madrid, Tây Ban Nha thì chợt nhận ra bà đang lang thang không mục đích, cảm thấy lạc lõng giữa các lối đi và không biết mình cần gì.
“Màn sương tinh thần” là những gì người phụ nữ này mô tả khi nói về tình trạng mất tập trung, mệt mỏi thường trực sau khi làm những việc hàng ngày đơn giản nhất đã xảy ra với bà trong năm qua, kể từ khi bị nhiễm Covid-19 vào tháng 3/2020 và sau đó phát triển thành một hội chứng được các bác sĩ gọi là hậu Covid-19 hay “Covid-19 dai dẳng”.
“Tôi cảm thấy mình giống như người mẹ đã 91 t.uổi của tôi”, Dominiguez, mẹ của 2 đứa con và là nhân viên xã hội chuyên về người khuyết tật nói. Bà đã nghỉ phép để chữa bệnh từ tháng 11/2020.
Nhiều người bị Hội chứng Hậu Covid-19. Ảnh: StatNews
Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Bác sĩ đa khoa và gia đình Tây Ban Nha, Covid-19 dai dẳng dường như ảnh hưởng đến sức khoẻ phụ nữ nhiều hơn. Giống như Dominiguez, những người mắc bệnh thường không thể làm những việc hàng ngày như đi mua sắm hay dọn dẹp. Với một số người, chỉ xem phim thôi cũng có thể khiến họ mệt mỏi.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, khoảng 1/10 số bệnh nhân nhiễm virus corona vẫn mệt mỏi sau 12 tuần và một số người còn mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục. Hai nghiên cứu khác của Đại học Leicester (Anh) và Hiệp hội Các bệnh n.hiễm t.rùng mới nổi và hô hấp cấp tính quốc tế cho biết, phụ nữ độ t.uổi 40 và 50 có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài sau khi nhiễm Covid-19.
Cuộc khủng hoảng khó nhận diện
Khi thế giới bước vào năm thứ hai của đại dịch Covid-19, hai cuộc khủng hoảng đang diễn ra, một có thể thấy rõ và một khó thấy hơn nhiều.
Theo báo The Economist, cuộc khủng hoảng khẩn cấp hơn và có thể nhìn thấy được xảy ra ở các nước nghèo như Ấn Độ, nơi số ca nhiễm tăng vọt đang đe doạ nhấn chìm nước này. Ấn Độ ghi nhận hơn 350.000 ca nhiễm một ngày. Nguồn cung oxy tại các bệnh viện thiếu hụt, trong khi các lò hoả táng đều quá tải.
Các triệu chứng mà những người bị “Covid-19 dai dẳng” phải hứng chịu gồm: khó thở, đau họng, mất vị giác, đau cơ, đau đầu…. Ảnh: BBC
Cuộc khủng hoảng còn lại khó thấy hơn. Đó là dịch Covid-19 dai dẳng và điều này đang xảy ra ở những quốc gia giàu có như Mỹ, Anh và Israel, các nước đã phổ biến tiêm chủng để thoát khỏi đại dịch. Hội chứng hậu Covid-19 là một tập hợp các triệu chứng ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ít nhất là ba tháng sau khi khỏi Covid-19. Ba triệu chứng nổi bật là khó thở, mệt mỏi và “sương mù não”.
Tại Anh, cứ 5 người thì có 3 người từng bị Covid-19 dai dẳng cho biết, các hoạt động thông thường của họ phần nào bị hạn chế. Ngoài ra, cứ 5 người lại có 1 người cho hay các hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều, điều này thường có nghĩa là họ không thể làm ngay cả việc bán thời gian, ngồi bàn giấy.
Những con số trên thật ớn lạnh. Nửa triệu người ở Anh bị Covid-19 dai dẳng quá 6 tháng. Cơ hội phục hồi hoàn toàn rất mỏng manh. Đa sốtrong độ t.uổi lao động. Ở lần đếm cuối cùng, không tính đến làn sóng Covid-19 thứ hai, có 1,1% dân số Anh bị Covid-19 dai dẳng ít nhất 3 tháng, trong nhóm này gồm cả 1,5% những người trong độ t.uổi lao động. Khoảng 15% dân số Anh bị nhiễm bệnh thời điểm đó.
Áp dụng tỷ lệ này cho các trường hợp Covid-19 toàn cầu – ước tính khoảng 1,2 tỷ ca cho tới giờ, có thể thấy hơn 80 triệu người đã mắc Covid-19 dai dẳng từ lâu.
Các chuyên gia cho biết cần có phòng khám chuyên chữa trị cho các bệnh nhân bị Covid-19 dai dẳng. Ảnh: FT
Tổn thất do tình trạng này gây ra vẫn chưa được thống kê, nhưng sẽ rất lớn. Viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Anh phát hiện ra rằng trong 80% số người mắc bệnh, căn bệnh này ảnh hưởng tới khả năng làm việc. Hơn 1/3 số người nhiễm bệnh nói, nó ảnh hưởng tới tài chính của họ.
Như vậy, Covid-19 dai dẳng chưa có cách nào để chữa. Tới giờ, những gì các nhà khoa học biết về căn bệnh này chỉ ra rằng nó là sự kết hợp của tình trạng nhiễm virus dai dẳng, một rối loạn tự miễn dịch mãn tính và tổn thương kéo dài đối với một số mô do do lây nhiễm Covid-19 ban đầu gây ra.
Với hai nguyên nhân đầu, vào thời điểm nào đó sẽ có thể tìm được thuốc chữa trị. Riêng Mỹ đã đầu tư 1,15 tỷ USD cho nghiên cứu. Dù vậy, thời điểm này, những người mắc bệnh vẫn cần nhiều tháng phục hồi chức năng.Các hệ thống chăm sóc sức khoẻ và người sử dụng lao động phải chuẩn bị để hỗ trợ những người mắc Covid-19 dai dẳng, gồm cả những người không có bằng chứng về lây nhiễm trong quá khứ do họ không thể xét nghiệm.
Nhân viên y tế chăm sóc người mắc Covid-19. Ảnh: StatNews
Việc chăm sóc phục hồi kịp thời có thể ngăn chặn vòng xoáy đi xuống về sức khoẻ và tài chính cá nhân. Các phòng khám chuyên về Covid-19 dai dẳng sẽ đẩy nhanh mọi việc. Về phần mình, người sử dụng lao động phải cân nhắc làm thế nào để sắp xếp cho các lao động khuyết tật, vốn bùng phát một cách khó lường.
Các chính phủ có thể trợ giúp, với các biện pháp khuyến khích người mắc bệnh tiếp tục làm việc. Nếu các chính phủ bỏ lỡ cơ hội, hàng triệu lao động lao động trẻ và trung niên có thể phải rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn.
Làm việc từ xa và theo thời gian linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho người mắc Covid-19 dai dẳng làm việc dễ dàng hơn, ít nhất là bán thời gian. Nhiều người mắc Covid-19 dai dẳng có thể khoẻ lên, dù sẽ mất tới vài tháng.Trong giai đoạn cấp thiết của đại dịch, nhiều sai lầm đã xảy ra. Tuy nhiên, không có lý do gì để bào chữa cho việc không thể ứng phó với Covid-19 dai dẳng và giờ không còn thời gian để lãng phí.