Dù có cơ hội tiêm vắc xin Covid-19 cho mình và đứa con gái 13 t.uổi nhưng một người phụ nữ Mỹ đã từ chối. Hậu quả là con gái bà đã chuyển biến nặng, buộc phải thở máy do mắc Covid-19.
Bà Angela Morris đã hối hận vì không tiêm vắc xin Covid-19 cho con gái 13 t.uổi, hậu quả khiến cô bé chuyển biến nặng khi nhiễm Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bà Angela Morris mới đây đã chia sẻ câu chuyện của mình với truyền thông Mỹ. Bà khuyên các thanh thiếu niên hãy tiêm vắc xin Covid-19 khi có cơ hội, tránh tình trạng bị chuyển biến nặng như con gái bà, theo News Week.
Mọi chuyện bắt đầu khi bà Morris từ chối tiêm vắc xin Covid-19 cho mình và con gái 13 t.uổi là bé Caia Morris. Bà Morris nghĩ rằng bản thân và con sẽ khó bị nhiễm Covid-19 vì họ ở nhà suốt và không đi đâu. Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài thì họ luôn mang khẩu trang. Nhưng không may, bé Caia đã bị nhiễm Covid-19.
C.ô b.é được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Arkansas ở bang Arkansas (Mỹ) để điều trị. Sau 14 ngày, bệnh tình của cô bé trở nặng và bắt buộc phải dùng máy thở. Cô bé cũng là một trong 3 bệnh nhân ở Bệnh viện Nhi Arkansa đang phải thở máy.
“Thật đau lòng. Tôi ước mình đã đưa ra lựa chọn tốt hơn cho con. Giờ đây, tôi muốn mọi người hãy tiêm vắc xin cho con cái họ. Đó là lựa chọn tốt hơn nhiều so với lựa chọn từ chối tiêm vắc xin của chúng tôi”, bà Morris chia sẻ.
Los Angeles bắt buộc đeo khẩu trang trở lại khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt
Biến chủng Delta của Covid-19 rất dễ lây lan. Các thanh thiếu niên t.uổi từ 12 đến 18 ở Mỹ được khuyến khích tiêm vắc xin Covid-19. T.rẻ e.m dưới 12 t.uổi chưa đủ điều kiện tiêm chủng nên các quan chức y tế dự đoán số ca nhiễm t.rẻ e.m sẽ tăng trong thời gian tới, bà Marcy Doderer, Giám đốc điều hành tại Bệnh viện Nhi đồng Arkansas, cho biết.
Hiện tại, cơ quan y tế bang Arkansas đang kêu gọi các thanh thiếu niên đủ điều kiện hãy đi tiêm vắc xin Coivd-19. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin cho người trưởng thành và thanh thiếu niên sẽ tạo ra rào chắn miễn dịch cộng đồng. Đây là cách tốt để bảo vệ t.rẻ e.m trước nguy cơ nhiễm Covid-19, bà Doderer cho biết.
Đã lâu rồi quên luôn trang điểm vì “con COVY”
Nhiều đêm túc trực bên bệnh nhân COVID-19, cố gắng chăm chút mọi bề, lúc đôi chân rã rời cũng là khi trời bừng sáng.
Trong suốt ca làm việc, chiếc khẩu trang, bộ bảo hộ trên người giữ nguyên xi. Mỗi tiếng than thở của bất kỳ bệnh nhân nào đều được động viên, “tiếp sức” kịp thời.
Sẵn sàng vào tâm dịch khi Tổ quốc cần
Ở t.uổi 40 với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc người bệnh nặng, điều dưỡng Võ Thị Thủy Nguyên (Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM) xung kích vào Bệnh viện Dã chiến số 8 ngay từ những ngày đầu. Kể về tâm nguyện của mình khi trực tiếp đi điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, Thủy Nguyên bộc bạch: Sẵn sàng vào tâm dịch, dù gian khổ đến mấy. Nếu có thể hy sinh cả thân thể mình, sức lực mình mà giúp nhiều bệnh nhân hồi phục lại được thì cũng hạnh phúc rồi.
Điều dưỡng Thủy Nguyên luôn tâm niệm: Dù có gian khổ, hy sinh vẫn sẵn sàng khi Tổ quốc cần
“Ngay từ khi xuất hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở TP.HCM tôi đã nung nấu ý định đi chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt này. Tôi còn đi nói với nhiều điều dưỡng khác hãy “lên dây cót” để sẵn sàng cho tình huống xấu. Thậm chí phải hy sinh nhưng Tổ quốc cần thì chúng ta xung kích vào tuyến đầu thôi”, điều dưỡng Thủy Nguyên nói.
Bước chân vào Bệnh viện Dã chiến số 8, điều dưỡng Thủy Nguyên tự nhủ: đừng bao giờ đi chậm. Với thầy thuốc trong môi trường đặc biệt này, khi có bất cứ thông tin nào bất thường về bệnh nhân thì phải di chuyển thật nhanh.
Nếu không nhanh người bệnh chuyển nặng hơn. Nhiều đêm khuya vắng, sau khi kiểm tra hết hàng trăm bệnh nhân, nếu hỏi các điều dưỡng có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Quyết tâm phải luôn được giữ vững.
Phút giải lao hiến hoi của điều dưỡng Nguyên cùng đồng nghiệp trong Bệnh viện Dã chiến 8
Có hôm mặc cho mồ hôi thấm ướt, điều dưỡng Thủy Nguyên vẫn thoăn thoắt đi đến tất cả các phòng bệnh. Đợt này, dịch được đ.ánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác điều trị và các quy định trong Bệnh viện Dã chiến phải thực hiện nghiêm ngặt. Trong bệnh viện dã chiến, các thầy thuốc cũng sẵn sàng đỡ đần nhau, chia sẻ cho nhau các kinh nghiệm.
Có bệnh nhân mới nhập viện, đòi hỏi đủ thứ, điều dưỡng Thủy Nguyên cùng các nhân viên y tế khác lại sẵn sàng nhường quạt điện hay phần ăn của mình cho bệnh nhân dùng trước.
Huấn luyện con tự lập ngày xa mẹ
Ca trực đêm của điều dưỡng Thủy Nguyên bắt đầu lúc 0h. Chị bộc bạch rằng: Quy định mỗi ca 4-5 tiếng, nhưng hoàn toàn không cố định như thế. Có khi vừa nghỉ giao ca, có tình huống khẩn cấp lại bật dậy trợ giúp các đồng nghiệp của mình. Bởi vậy, suốt nhiều ngày rồi, chị và các đồng nghiệp tranh thủ ăn, tranh thủ ngủ, trong lòng thì luôn tự nhắc phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng. Quên luôn trang điểm, soi gương, xong bữa ăn lấy sức có khi đang nằm thiếp đi được đồng nghiệp yêu cầu hỗ trợ là bật dậy đi ngay. Trong lòng lúc nào cũng chỉ thường trực ý nghĩ chăm lo cho bệnh nhân. Các thầy thuốc trong Bệnh viện Dã chiến số 8 còn luôn nhắc nhở từng phòng bệnh, khi có bất cứ triệu chứng gì hãy điện ngay cho các nhân viên y tế.
Theo dõi từng tin nhắn của người bệnh trên nhóm Zalo trong những đêm khuya để kịp nắm bắt
Nỗi nhớ chồng, thương con khiến điều dưỡng Thủy Nguyên càng chăm sóc bệnh nhân tận tình hơn với hy vọng người này nối tiếp người kia nhanh khỏi. Tuy nhiên trước sau như một chị vẫn quyết tâm, nếu trong tình huống dịch kéo dài thì nhất quyết hết dịch chị mới dời xa khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Tiết kiệm từng phút giải lao ngắn ngủi, kết nối cuộc gọi về nhà nghe vài lời ấm áp từ chồng, con là thỏa nỗi nhớ rồi.
Điều dưỡng Nguyên chia sẻ: Hăm, rát nhiều chỗ trên cơ thể do mặc đồ bảo hộ triền miên đã thành chuyện bình thường với người điều trị bệnh nhân COVID-19. Mình đã làm công tác tâm lý với hai đứa con gái nhỏ (9 t.uổi và gần 14 t.uổi). Tất cả ông/bà nội; ông/bà ngoại đều ở xa, chồng lại tất bật công việc. Xác định đi điều trị bệnh nhân COVID-19 chưa biết khi nào về nên huấn luyện các con phải gánh vác việc gia đình. T.uổi nhỏ nhưng hãy có tư tưởng trưởng thành. Phải biết làm mọi cái như: Nấu ăn, chăm sóc lẫn nhau, đứa lớn chăm đ.ứa b.é, đ.ứa b.é đỡ đần khi chị lớn cực nhọc…
Với các thầy thuốc ở Bệnh viện Dã chiến số 8 luôn xem người bệnh như người nhà
Khi biết xa mẹ, mẹ vào nơi gian khó, hai con nhỏ của điều dưỡng Nguyên cũng lấn bấn, cứ níu lấy tay áo chị. Nhưng thấy mẹ phân tích kỹ, hãy sống vì mọi người, mỗi người hãy biết hy sinh vì cuộc chiến với đại dịch này thì các cháu cổ vũ mạnh mẽ. Thủy Nguyên bảo rằng, câu nhắn nhủ ngắn gọn cho chồng, con luôn là “anh và các con hãy cố gắng, khi nào hết dịch thì mới về”.
“Ánh mắt người bệnh cứ thôi thức trong tim”
Điều dưỡng Nguyên cùng đồng nghiệp trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 luôn nhắc nhau cùng đoàn kết sẽ chiến thắng dịch bệnh
Dù mạnh mẽ, luôn hướng về người bệnh nhưng những cái ôm vội vàng lúc chia tay các con để vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 thỉnh thoảng vẫn làm điều dưỡng Thủy Nguyên cay nơi khóe mắt.
Chị chia sẻ: “Xa các con, xa gia đình thì mình xem bệnh nhân trong này như người thân. Có những phút giây chớp nhoáng tranh thủ ngã lưng xuống giường xếp rồi đi thăm khám cho bệnh nhân. Họ dành cho mình ánh mắt đầy trân trọng. Lại có người luôn bảo rằng, giá như được tiếp xúc, được trợ giúp nhân viên y tế việc này, việc khác cho vơi bớt nỗi nhọc nhằn”.
Những lúc như vậy, điều dưỡng Nguyên luôn chuyển tải đến bệnh nhân của mình rằng: Nhọc nhằn nhưng mỗi người bệnh hợp tác tốt điều trị, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch trong Bệnh viện Dã chiến thì đó là món quà lớn cho thầy thuốc rồi. Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, nhưng cứ sát cánh bên nhau vượt qua tất cả thì cuộc sống trở lại bình thường, phía trước luôn tràn ngập những hy vọng ấm áp như nắng mai.