Theo các bác sĩ, sốt khá phổ biến trong nhóm các bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng. Khi sốt, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên uống đủ nước trong ngày để đảm bảo sức khỏe – Ảnh: HOÀNG AN
Bác sĩ Trần Thị Ngọc Châu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3 – cho biết nước có vai trò rất quan trọng, uống không đủ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, thiếu nước hay thừa nước đều là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý thường gặp.
Các nghiên cứu tổng hợp đều cho thấy uống đủ nước mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: duy trì độ tươi nhuận của da, giúp da không bị khô; giúp tăng oxy hóa chất béo; uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm cân tốt hơn; giúp cải thiện cảm xúc, tăng sự tập trung chú ý…
Một số người tin rằng uống 1 cốc nước mỗi 15-20 phút là cách hữu hiệu để “rửa trôi” COVID-19 xuống dạ dày để axit trong dạ dày t.iêu d.iệt virus. Trên thực tế, virus xâm nhập cơ thể qua đường thở, khi hít phải các giọt b.ắn chứa virus từ người bệnh. Cách uống nước như trên hoàn toàn không ngăn ngừa được virus xâm nhập.
Đối với bệnh nhân COVID-19, phần lớn không có biểu hiện triệu chứng. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện sốt, ho, giảm hoặc mất khứu giác, đau họng, khó thở…
Sốt khá phổ biến trong nhóm các bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng. Khi sốt, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt. Ngoài sốt, các triệu chứng có thể gây mất nước ở người bệnh COVID-19 còn có tiêu chảy, vã mồ hôi, nôn ói, thở nhanh…
Nhiều người khác lại nghĩ rằng khi mắc COVID-19 phải uống thật nhiều nước thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Nhưng chỉ nên uống đủ nước cho nhu cầu cơ thể, để tránh tình trạng thừa nước.
Các dấu hiệu của cơ thể cho biết cần bổ sung nước:
– Cảm giác khát nước. Đặc biệt cảm giác khát nước khi bạn thức dậy vào sáng sớm là 1 dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang rất cần bổ sung nước.
– Khô miệng, môi khô
– Da khô
– Lượng nước tiểu ít hoặc giảm số lần đi tiểu so với bình thường
– Màu sắc nước tiểu: Màu nước tiểu rất nhạy với tình trạng dịch trong cơ thể. Nước tiểu có màu vàng sậm, mùi nồng cho thấy cơ thể đang thiếu nước. Nếu nước tiểu không màu trong 2-3 lần đi tiểu liên tiếp thì cơ thể đang thừa nước.
Hậu quả của việc mất nước, mất nước khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể: ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và cảm xúc, giảm khả năng vận động; mất nước khoảng 4% cân nặng; mất nước nặng, khoảng 10% trọng lượng cơ thể có thể gây t.ử v.ong…
Thừa nước có thể dẫn đến quá tải dịch, tạo thêm áp lực cho tim và thận, gây hạ natri m.áu, mất cân bằng nước – điện giải của cơ thể.
Tuy nhiên, nhu cầu nước còn phụ thuộc nhiều yếu tố như t.uổi, nhiệt độ môi trường sống, cường độ vận động hằng ngày, tình trạng bệnh lý…
Bác sĩ Châu khuyến cáo hãy đảm bảo cơ thể được bổ sung đủ nước theo nhu cầu, dù có mắc COVID-19 hay không.
Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đưa ra khuyến nghị trung bình 1 người trưởng thành nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Ngải cứu có hoạt chất chống virus COVID-19 rất mạnh
Thảo dược trị sốt cao có tiềm năng chống COVID-19? Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bang Massgachusetts, Hoa Kỳ về tác động của thảo dược tới virus.
Cây ngải cứu ngọt – sweet wormwood
Liệu một loại thảo dược trị sốt cao, là phương thuốc hàng ngàn năm, có thể ứng dụng để điều trị bệnh nhân nhiễm Covid hay không?
Một nhà khoa học tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ cho biết loại thảo dược có tên là sweet wormwood – ngải cứu ngọt, có khả năng/tiềm năng dùng để điều trị bệnh nhân COVID-19.
Giáo sư Pamela Weathers, thuộc Đại học Bách khoa Worcester, bang Massachusetts, cùng với nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất từ trong lá cây Artemisia annua, tên khác của cây ngải cứu ngọt (sweet wormwood) có khả năng ngăn chặn được sự nhân rộng của SARS-CoV-2 virus và hai biến thể của nó.
Loại thảo dược này được sử dụng hàng ngàn năm để hạ sốt, và đặc biệt là chống sốt rét. Muà xuân năm ngoái, khi COVID-19 bắt đầu hoành hành, giáo sư Weathers đã phát hiện ra rằng chính thảo dược này có tác dụng chống lại 2005 SARS-CoV virus.
Bà Weather nhớ lại những ngày bắt tay vào dự án nghiên cứu COVID-19: “Chúng tôi cứ bắt tay vào làm, tại sao lại không? Cứ phải thử thôi. Qua công trình này, chúng tôi đã xác định được rằng, bạn có thể dùng một chất gì đó để t.iêu d.iệt được loại virus này”.
Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của đại học Columbia phát hiện ra rằng chiết xuất từ lá cây có thể cản trở sự nhân rộng của SARS-CoV-2 virus.
“Vì loại thảo dược này được coi là an toàn và sử dụng hàng ngàn năm, nên đây là cơ hội tuyệt vời cứu người, đặc biệt là ở những nơi không có điều kiện y tế đầy đủ” – Giáo sư Weathers nói.
Theo bà, loại thảo dược này không có nhiều ở Mỹ. Nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng hay bị sốt rét thì cây này lại mọc rất nhiều.
Các nhà khoa học đã nhúng nước nóng những lá ngải cứu khô (Artemisia annua/sweet wormwood) lấy từ bốn châu lục, thử nghiệm phương pháp chống SARS-CoV-2 virus và hai biến thể của nó, xuất hiện tại Vương quốc Anh và Nam Phi. Một vài mẫu lá có 12 năm t.uổi vẫn có tiềm năng chống được virus.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất của thảo dược này không ngăn chặn được virus tấn công vào tế bào, nhưng nó cản trở nguy cơ nhân rộng của virus, và như vậy, sẽ t.iêu d.iệt được nó.
Việc thử nghiệm phương pháp này trên cơ thể người đang được thực hiện với các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhằm xác định tính hiệu quả của nó.
“Chúng tôi hy vọng rằng việc thử nghiệm sẽ có kết quả tích cực, được cơ quan kiểm dịch chất lượng thực phẩm và dược phẩm FDA thông qua, an toàn và hiệu quả là hai điều quan trọng nhất” – Giáo sư Weathers nói.
Tuy nhiên, đây vốn là thảo dược đã có sẵn và được sử dụng hàng ngàn năm, nên mọi người đều có thể dùng được.