Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 30/7 GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, GĐ Bệnh viện Bạch Mai cùng đoàn cán bộ, chuyên gia của bệnh viện đã khảo sát kỹ khu cách ly cũng như từng phòng bệnh ở Bệnh viện Dã chiến 16 (Quận 7, TP.HCM).
Việc khảo sát này là để thiết lập tại đây một trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở TP.HCM với quy mô 500 giường. Xung quanh vấn đề này, chiều 30/7, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống.
PV.Xin ông cho biết, sau khi thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong hai ngày vào cả khu cách ly, các phòng bệnh của Bệnh viện Dã chiến số 16 để khảo sát, ông đ.ánh giá thế nào?
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Khu vực Bệnh viện Dã chiến số 16 rất tốt. Tại đây có tổng cộng gần 3.000 giường bệnh, chúng tôi sẽ nâng cấp, thiết lập 500 giường hồi sức tích cực. Hiện bệnh viện này đã trang bị xong 700 giường bệnh và nhận thêm nhiều bệnh nhân có triệu chứng vừa và bệnh nền. Các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã bắt đầu đến; tiếp theo sẽ có thêm nhân sự từ đoàn của Sở Y tế Vĩnh Phúc và Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM).
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn (thứ 4 từ phải qua) trong buổi làm việc, khảo sát ở Bệnh viện Dã chiến 16
Chúng tôi đã lập lại quy trình đảm bảo an toàn tuyệt đối cho y bác sĩ và bệnh nhân trong chống nhiễm khuẩn. Hiện tại tập trung ở đây chủ yếu bệnh nhân có triệu chứng vừa, bệnh nền nên sự vào cuộc, hỗ trợ của Bệnh viện Bạch Mai rất quan trọng. Đến chiều 30/7, chỉ có một bệnh nhân đang thở ô xy, cao huyết áp. Tất cả bệnh nhân khác đều ổn định.
PV. Lộ trình thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 tại đây để điều trị bệnh nhân nặng như thế nào, thưa ông?
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Việc thiết lập đang được gấp rút hoàn thiện và sẽ được đưa vào hoạt động trong vài ngày tới. Ô xy đã có rồi, cần thêm khí nén và máy hút trung tâm. Đồng thời lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai sẽ điều động thêm nhân sự, máy móc, trang thiết bị từ Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế, từ các nơi vào vì bệnh viện gần 3.000 giường đòi hỏi rất nhiều nhân lực, vật lực.
PV. Trong tổng số gần 3.000 giường, thì có bao nhiêu giường cho bệnh nhân nặng, bao nhiêu giường cho bệnh nhân nhẹ?
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn cùng các chuyên gia khảo sát phòng bệnh trong khu cách ly
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Tất cả bệnh nhân vào đây đều có triệu chứng vừa, bệnh nền. Sẽ thiết lập 500 giường dành để cứu chữa bệnh nhân nặng, phải thở máy. Số giường còn lại dành cho bệnh nhân có triệu chứng vừa. Nếu bệnh nhân nào phải đặt tim, phổi nhân tạo (ECMO) thì sẽ chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên để kịp thời cứu bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chuẩn bị máy ECMO để đưa vào.
PV.Với quy mô về số giường lớn, trong đó có đến 500 giường hồi sức tích cực thì yếu tố cần thiết để bảo đảm an toàn cho y bác sĩ như thế nào?
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Phương tiện phòng hộ phải đầy đủ, quy trình chặt chẽ. Đã yêu cầu Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện Bạch Mai tập huấn cho tất cả nhân viên các đơn vị đến Bệnh viện Dã chiến 16. Cùng thống nhất kỹ năng chống nhiễm khuẩn và phân luồng lại một cách khoa học. Phân rõ luồng sạch, luồng bẩn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho y bác sĩ.
PV. Là bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đơn vị, trách nhiệm chính thuộc về bệnh viện nào?
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Bệnh viện Bạch Mai nhận trách nhiệm chính cho cả gần 3.000 giường này (toàn bộ Bệnh viện Dã chiến 16). Các đơn vị khác phối hợp điều trị.
PV. Lộ trình đưa chuyên gia, máy móc cũng như vận hành số giường hồi sức thế nào, thưa ông?
GS. TS Nguyễn Quang Tuấn: Lộ trình đưa chuyên gia, máy móc, trang thiết bị vào TP HCM phụ thuộc vào số bệnh nhân nhận. Trước mắt sẽ có 3 bước. Bước 1 đưa 100 giường vào hoạt động sớm, trong tuần sau. Bước 2 sẽ nâng lên 300 rồi bước 3 là 500 giường theo mức độ yêu cầu của thực tế. Khí nén và máy hút đang khẩn trương được hoàn thiện rồi. Để chăm sóc cho bệnh nhân thở máy, đòi hỏi kỹ năng cao thì phải là bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Đối với các giường thường, triệu chứng nhẹ thì bác sĩ ở các bệnh viện khác sẽ phối hợp cùng nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
PV.Ông đ.ánh giá thế nào về địa điểm hoạt động của bệnh viện và việc chăm lo cho nhân viên y tế?
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn: Địa bàn này rất thuận lợi. Cách biệt khu dân cư. Không ảnh hưởng nhiều đến xung quanh. Đảm bảo tốt giãn cách, không khí thoáng. Nơi ăn, nghỉ cho y bác sĩ sẽ được bố trí ngay cạnh đó và TP.HCM sẽ lo hậu cần. Tôi tin là các thầy thuốc làm việc ở đây có thể hoàn toàn thể an tâm.
Xin cảm ơn ông!
Cảnh báo ngộ độc do ‘tự dùng thuốc hạ sốt chữa bệnh COVID-19 theo mạng xã hội’
Cơ quan y tế cảnh báo về tình trạng ngộ độc paracetamol do tự dùng thuốc chữa bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Người bệnh ngộ độc do lạm dụng thuốc được điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) – Ảnh: BỆNH VIỆN CUNG
Ngày 21-7, Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây t.ử v.ong
Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên.
Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Trong đó, phần lớn mua với mục đích tích trữ, sử dụng để tự chữa các biểu hiện của bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Theo cảnh báo của các bác sĩ chống độc, ngộ độc paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng âm thầm, dễ bỏ sót. Người sử dụng có thể bị ngộ độc do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà.
Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và t.ử v.ong.
Những hướng dẫn trên mạng xã hội được các chuyên gia chống độc khuyến cáo người dùng không nên tự áp dụng
Sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt như thế nào?
Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.
Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và t.rẻ e.m là 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ nêu trên thì lại gây ngộ độc.
Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
“Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra” – các chuyên gia chống độc khuyến cáo.