Ngoài tuân thủ các nguyên tắc cách ly, người chăm sóc cần chú ý để giảm nhẹ các triệu chứng của người bệnh như sốt, ho, đau họng, đau cơ…
Tiến sĩ điều dưỡng Trần Thụy Khánh Linh, Phó Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, Bộ Môn Điều Dưỡng, Đại học Y dược TP HCM chia sẻ: Các F0 khi cách ly tại nhà cần suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim để thư giãn, giải trí; chăm sóc cây xanh; lau dọn phòng cách ly ngăn nắp, sạch sẽ. Tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tình thần sảng khoái. Trò chuyện với gia đình, bạn bè qua điện thoại để chia sẻ, tâm sự.
“Duy trì năng lượng sống tích cực sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp người bệnh mau phục hồi”, tiến sĩ Khánh Linh nhấn mạnh.
Dưới đây là hướng dẫn của tiến sĩ Khánh Linh trong “Sổ tay Sức khỏe Covid-19″ giúp phổ biến các kiến thức về Covid-19 và xử lý các tình huống khi chăm sóc F0 tại nhà.
Làm gì khi bị sốt
Theo dõi thân nhiệt hai giờ một lần cho đến khi hết sốt, trở về nhiệt độ bình thường (36 – 37,5C). Khi sốt trên 38,5C có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho t.rẻ e.m và không quá 2 gam/ngày (không quá 4 viên paracetamol 500mg) với người lớn.
Sốt trên 39C phải báo cho nhân viên y tế. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải, từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái.
Cần làm gì khi ho
Uống thuốc giảm ho, vệ sinh mũi họng, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng hoặc nước muối sinh lý, ba lần/ngày. Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mặt. Không ăn, uống các chất kích thích, đồ cay.
Xử trí khi đau họng
Uống nhiều nước ấm từ 1,5 lít – 2 lít/ngày. Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol
Xử trí khi tiêu chảy
Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Uống thuốc giảm tiêu chảy. Sử dụng dung dịch bổ sung điện giải: oresol, hydrite…
Cần làm gì khi mệt mỏi
Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa. Nghỉ ngơi hợp lý, nhưng không nằm tại giường quá lâu. Vận động nhẹ trong phòng và tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
Xử trí khi giảm vị giác
Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu chán ăn, khó nuốt, có thể ăn cháo xay (cháo có thêm thịt và rau củ). Uống sữa tăng cường năng lượng, ngũ cốc. Bổ sung dinh dưỡng bằng nước ép trái cây, rau củ.
Xử trí khi bị đau cơ, đau đầu
Nghỉ ngơi hợp lý, không nằm lâu tại giường. Vận động nhẹ, hoặc tập thể dục tại giường. Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Chườm ấm tại vị trí đau.
Khi chỉ số SPO2 dưới 94%
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Đăng Khoa, việc theo dõi chỉ số SPO2 rất quan trọng, vì đa số người mắc Covid-19 khi được đưa đến các cơ sở y tế đều rơi vào tình trạng nguy kịch vì SPO2 tụt xuống thấp, dẫn đến khó thở – một triệu chứng nguy hiểm cần được xử trí ngay. SPO2 là độ bão hòa oxy trong m.áu, giá trị bình thường dao động ở mức 95 – 100%
Theo dõi SPO2, mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Có thể đo SPO2 bằng máy đo chuyên dụng hoặc sử dụng điện thoại thông minh có tải App. Đối với hệ điều hành IOS là Ứng dụng CarePlix Vitol, còn Android là Pulse monitor.
Khi SPO2 lớn hơn 90% nhưng nhỏ hơn 94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện. Tuân thủ các loại thuốc sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng thuốc.
Khi sốt trên 38,5C, người bệnh có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần. Ảnh: Toppy
Bệnh nhân người Anh khỏi Covid-19 ở TP.HCM: Tôi trở về từ cõi c.hết
Sau hai ngày nhiễm virus SARS-CoV-2, ông Piers Birtwistle rơi vào tình trạng nguy kịch, phải chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị.
Hạnh phúc vì được về nhà từ cõi c.hết
Chiều 26/7, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM đã trao giấy ra viện cho 17 F0 trước đó chuyển đến trong tình trạng nặng và nguy kịch.
Trong những bệnh nhân được xuất viện lần này có ông Piers Birtwistle Frgs (53 t.uổi, người Anh, cư trú tại TP Thủ Đức) là người nước ngoài, sinh sống làm việc tại Việt Nam được hơn 8 năm.
Ông kể, hai tuần trước, ông bị khó thở mệt mỏi nên liên hệ cơ quan y tế đi xét nghiệm thì có kết quả dương tính với nCoV. Hai ngày sau khi phát hiện bệnh, ông bị chuyển biến nặng nhanh, sốt cao, hô hấp khó khăn, phải hỗ trợ oxy và được chuyển đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị.
Ông cho biết, những ngày qua, ông được các y bác sĩ chăm sóc, điều trị chu đáo, tận tình. “Đồ ăn ở bệnh viện ngon. Tôi hài lòng khi được điều trị tại đây. Giờ được trở về nhà từ cõi c.hết, tôi rất hạnh phúc”, ông Piers Birtwistle nói. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến các y bác sĩ và đất nước Việt Nam đã toàn tâm toàn ý chăm sóc ông trong thời gian qua.
Ông Piers Birtwistle nhận giấy ra viện từ Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: K.N.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/7, với quy mô 1.000 giường, chuyên điều trị các F0 nặng và nguy kịch. TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc bệnh viện cho biết, trong 10 ngày qua, đơn vị đã tiếp nhận 400 bệnh nhân, trong đó 83 ca nặng, nguy kịch đã dần phục hồi, được chuyển sang các bệnh viện cấp nhẹ hơn để tiếp tục điều trị.
Ngày 26/7, có 17 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện. Những người này có kết quả xét nghiệm nCoV âm tính và xét nghiệm PCR có nồng độ virus thấp (CT>30) nên đủ điều kiện xuất viện. “Đây đều là những F0 nặng, nguy kịch với nhiều đặc điểm tình trạng bệnh khác nhau. Nhưng với sự cố gắng của tập thể y bác sĩ trong giai đoạn đầu bệnh viện đi vào hoạt động, các bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn”, bác sĩ Thức chia sẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính riêng trong ngày 25/7, TP có 2.115 F0 được xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh từ khi TP có dịch đến nay lên 14.704 người.
Định bỏ trốn về nhà
Ngày 25/7, anh N.T, đang cách ly, điều trị ở Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 8 tràn ngập niềm vui và phấn chấn khi được xuất viện về nhà.
Một bệnh nhân Covid-19 lớn t.uổi ở TP.HCM vui khi được xuất viện về nhà. Ảnh: K.N.
Anh kể, những ngày trước, khi có kết quả xét nghiệm nCoV dương tính, anh đã vô cùng lo lắng, tinh thần suy sụp. Khi được nhân viên y tế động viên, khích lệ tinh thần, anh đã vui hơn và kêu gọi mọi người đang cách ly cùng mình hãy lạc quan, ăn uống, vận động thường xuyên để có sức khỏe tốt.
Nhờ làm theo những hướng dẫn của bác sĩ điều trị, sức khỏe của anh nhanh chóng được cải thiện, cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ cũng hết.
Tối 24/7, bác sĩ gọi báo, anh đã khỏi bệnh, được xuất viện. “Đó là cuộc điện thoại đặc biệt nhất đời tôi”, anh T. nói. Anh cho biết, khi về nhà sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Anh L.T. cư trú ở phường Tân Thới Nhất, quận 12 làm nghệ kinh doanh tự do. Khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, anh phải tạm nghỉ. Lúc nhận kết quả dương tính với nCoV, anh đứng ngồi không yên. Anh sợ, bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực.
Anh T. cho biết, khi đến Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 2, anh chỉ muốn trốn về nhà. May mắn, ý nghĩ này của anh nhanh chóng bị gạt bỏ, vì anh nghĩ đến các nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người thân và cộng đồng.
Sự quyết tâm phải chiến thắng được bệnh tật của anh như nhân đôi khi ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, nhưng luôn âm thầm, lặng lẽ. Anh cũng nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình. Ngày 23/7, anh T. được xuất viện.
Từ ngày 20/7 đến nay, TP.HCM đã liên tục có nhiều ca F0 được xuất viện. Ảnh: K.N.
Còn bà N.T.H. được xuất viện ngày 22/7. Bà cho biết, mắc Covid-19 khi t.uổi đã cao làm bà nhiều đêm mất ngủ vì lo. Nhưng cũng chính những đêm khuya vắng ấy, bà được chứng kiến sự nỗ lực từng giờ của các nhân viên y tế nên tự nhủ phải vui lên.
“Các con tôi rất lo lắng cho mẹ, nhưng tôi bảo không có gì, mình phải vào tin vào bác sĩ”, bác H. nói.
BS.CKII Bùi Văn Thanh, Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương TP.HCM (đang tham gia hỗ trợ quản lý, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2) cho biết, những ngày đầu bệnh viện mới hoạt động, liên tục có các ca F0 chuyển vào. Lúc đó, các y bác sĩ ở đây phải làm việc gấp hai lần thường ngày. Tuy nhiên, từ ngày 20/7 đến nay, bệnh viện liên tục có các F0 đủ điều kiện được xuất viện.
“Tiễn bệnh nhân ra cổng viện, chúng tôi cùng nhắc nhở, hướng dẫn chi tiết các quy định về phòng, chống dịch bệnh khi về nhà. Từ các thành quả hiện hữu là nhiều bệnh nhân được điều trị khỏi, những bệnh nhân khác đang điều trị rất phấn khởi. Hầu hết đã hợp tác tốt với bác sĩ, thực hiện đúng các quy định trong quá trình cách ly, điều trị, không còn xuất hiện những đòi hỏi quá đáng như trước nữa”, bác sĩ Thanh chia sẻ