Bác sĩ khuyến cáo súc họng bằng dung dịch chlohexidin, xịt họng với betadin, có thể giúp ngăn cản virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tác nhân gây bệnh, trong đó có virus gây Covid-19 xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, miệng. Đeo khẩu trang ở người chưa bị bệnh giúp ngăn cản giọt b.ắn xâm nhập vào, ở người bệnh giúp cản virus phóng thích, phát tán ra ngoài môi trường.
Theo bác sĩ Hùng, nếu chẳng may đeo khẩu trang không đảm bảo, hoặc khi sờ tay dính virus lên mũi, miệng, chúng có thể đi vào vùng hầu họng. Khi ấy, dùng dung dịch có khả năng diệt viurs để súc họng, ngoáy mũi góp phần ngăn cản virus xâm nhập. Nếu virus xâm nhập, sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để t.iêu d.iệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm thì dung dịch sát khuẩn hầu họng đều góp phần phòng chống nhiễm cũng như phát tán bệnh.
“Không có cách nào 100% giúp phòng được bệnh, nhưng kết hợp càng nhiều biện pháp thì khả năng an toàn càng cao”, bác sĩ Hùng phân tích. Vệ sinh vùng hầu họng không phải là biện pháp mới, được ngành y tế làm từ rất lâu. Bệnh nhân thở máy, bệnh nhân nặng nằm trong hồi sức cũng được vệ sinh răng miệng, súc họng thường xuyên.
Bác sĩ Hùng lưu ý, phải súc họng chứ không súc miệng, cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5ml là đủ. Súc họng trước khi đi ra ngoài, và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp súc gần với người khác. Mỗi lần súc họng khoảng hai phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong để nguyên không súc lại bằng nước tối thiểu 15 phút.
Có thể dùng một trong hai loại gồm dung dịch chlohexidin và betadin. Hai loại này đã được nghiên cứu có tác dụng diệt virus covid trong 30 giây. Chọn loại dùng súc họng, không dùng loại bôi vết thương.
Bác sĩ Hùng cho biết, do phải điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19, thời gian ở trong khu cách ly lâu, các bác sĩ tại bệnh viện gần đây đã bổ sung phương pháp nhỏ mũi bằng các dung dịch sát khuẩn kết hợp với phương pháp súc họng.
Có thể nhỏ mũi bằng hai cách, gồm nhỏ mỗi mũi một giọt dung dịch sát khuẩn rồi day đều bên ngoài cánh mũi; hoặc dùng dung dịch sát khuẩn vào đầu que tầm bông và ngoáy mũi, giống như lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo, để phòng bệnh, mỗi người cần kết hợp thực hiện 5K, tiêm vaccine ngay khi có cơ hội. Không đi ra ngoài nếu không thật cần thiết, tránh tụ tập đông người, khi trở về nên xịt họng sát khuẩn, rửa tay sát khuẩn trước khi vào nhà, tắm rửa ngay sau đó.
Đi mua sắm đồ cũng nên thay đổi thói quen, chẳng hạn chọn hàng bằng mắt thay vì bằng tay. Cố tránh tiếp xúc với mọi đồ vật nếu không cần thiết. Mang theo chai rửa tay nhanh để rửa tay ngay sau khi đụng chạm hay chọn món đồ nào đó.
Có cần gắn đèn UV trong nhà để diệt nCoV?
Tia cực tím có diệt được nCoV không bác sĩ? Tôi thấy nhiều người đang tìm kiếm mua đèn UV về gắn trong nhà để t.iêu d.iệt nCoV, ngăn ngừa Covid? (Quỳnh Anh, Vĩnh Phúc).
Trả lời:
Tia cực tím (UV) có thể diệt được tất cả các loại vi khuẩn, virus. Một phòng chỉ cần chiếu từ 30 đến 60 phút có thể diệt được tất cả các loại virus, nhưng phải chiếu khi không có người ở đó, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến da. Cần thận trọng khi sử dụng loại tia này.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), khi chỉ số tia cực tím từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng vài phút mà không được bảo vệ. Khi chỉ số UV 7-10, da “nhanh chóng hỏng và bỏng” trong 30-60 phút. UV từ 3 trở lên, người đi đường phải mặc áo chống nắng, đeo kiếng mát che chắn để bảo vệ cơ thể.
Do đó, chúng ta cần chọn lọc thông tin khoa học và đáng tin để đảm bảo sức khỏe của mình. Không uống rượu ngăn nCoV. Các phương pháp xông lá, tinh dầu, ăn tỏi, sả, tía tô có thể sử dụng để giải cảm, làm ấm đường hô hấp chứ không phải vì nó mà có thể chữa covid-19, không thần thánh nghĩ đó là phương pháp mới. Lưu ý, những người đang sốt cao thì không xông.
Ngoài ra, F0 phải cách ly tại nhà cần hết sức bình tĩnh, sau đó xem xét xem người nào trong nhà có yếu tố nguy cơ cao như béo phì, người lớn t.uổi, người có bệnh nền… Từ đó phải cách ly riêng F0 và những người khác, không ăn uống, nghỉ ngơi, trò chuyện chung. Đặc biệt phải dọn sạch sẽ nhà cửa, nhất là nhà vệ sinh nơi dễ lây nhiễm virus nhất.
Thường xuyên tập thở tại nhà. Trường hợp khó thở thường xuyên, tay chân tím tái, suy nghĩ kém, thì nằm sấp, bằng cách nằm nghiêng trái phải mỗi bên 15-30 phút để dễ thở hơn. Hoặc, có điều kiện thì đo SpO2, nếu SpO2 thấp dưới 92% thì phải gọi y tế hỗ trợ để đến bệnh viện điều trị.
Mong các bạn giữ gìn sức khỏe, tuân thủ giãn cách, đảm bảo an toàn và áp dụng các quy định phòng chống dịch.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1