Tỉnh dậy vào buổi sáng, nam thanh niên thấy rát vùng lưng. Vén áo lên soi gương, anh hoảng hồn vì những đường vằn vện đỏ, phỏng nước, đau rát khắp lưng.
Tình trạng viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang đang gia tăng đáng kể tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân e ngại đến viện, nhưng những người viêm da tiếp xúc trầm trọng vẫn phải tìm đến bác sĩ vì những tổn thương bỏng rát khó chịu. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các ca đến khám đều tổn thương nghiêm trọng do loại côn trùng này gây ra.
Kiến ba khoang.
Viêm da tiếp xúc do kiến khoang là gì?
Đây là tình trạng kích ứng da do tiếp xúc với một số loài bọ cánh cứng thuộc giống Paederus. Bệnh còn được gọi là phát ban bọ cánh cứng, viêm da dạng dải, nhện liếm, bỏng ban đêm và viêm da Paederus. Paederus tiết ra độc chất paederin làm mất liên kết giữa các tế bào, ức chế tổng hợp protein, tổng hợp DNA và phân bào gây nên các thương tổn da và cảm giác bỏng rát.
Ai bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang?
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Dịch bệnh đã được báo cáo tại các đơn vị quân đội, bệnh viện, kí túc xá, khu dân cư, chung cư và rải rác xuất hiện ở một hoặc nhiều thành viên trong gia đình.
Giống Paederus có hơn 600 loài, phân bố ở hầu hết tất cả các lục địa. Chúng đã từng gây ra các dịch viêm da tiếp xúc ở nhiều nơi như Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Mỹ, Ấn Độ, Okinawa, Việt Nam…Loại côn trùng này có có thân hẹp, dài từ 0,5-1,5 cm, đầu và ngực màu đen bóng, phần bụng màu đỏ cam.
Kiến khoang có thể được tìm thấy trong xác thực vật và động vật đang p.hân h.ủy ở hầu hết các môi trường trên thế giới. Chúng phổ biến hơn ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Thời kỳ sinh sản của kiến khoang là mùa mưa từ tháng 7-10 hàng năm.
Biểu hiện bệnh
Ban đỏ dạng vệt xuất hiện 24-48 giờ sau khi tiếp xúc với kiến khoang và thường tiếp theo là mụn nước và mụn mủ sau 2-4 ngày. Các dấu hiệu kéo dài một tuần hoặc hơn để lành.
Các đặc điểm da của bệnh bao gồm:
– Ban đỏ.
– Mụn nước và mụn mủ.
– Cảm giác n.óng b.ỏng.
– “Thương tổn hôn nhau” – nơi hai bề mặt uốn liền kề kết hợp với nhau.
– Viêm da quanh mắt, viêm kết mạc, viêm quy đầu do truyền chất độc qua tay.
Biến chứng
Tình trạng viêm da tiếp xúc do kiến khoang có thể gây n.hiễm t.rùng; tăng sắc tố sau tiêm; để lại sẹo.
Chẩn đoán phân biệt
Khi một bệnh nhân xuất hiện tình trạng viêm da đến viện khám, các bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt với Herpes; Zona; Viêm da tiếp xúc ánh sáng do thức vật; Chốc…
Xử trí như thế nào khi bị kiến ba khoang tấn công?
Ngay khi phát hiện tổn thương do kiến ba khoang gây ra, hãy nhanh chóng rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước muối sinh lý, nước sạch trong 5-10 phút để loại bỏ độc tố pederin. Có thể sử dụng cồn iốt có thể giúp khử trùng và trung hòa độc tố paederin.
Tiếp đến, hãy chườm và bôi kem làm dịu da.
Trong một số trường hợp có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau tại chỗ hoặc toàn thân (theo chỉ định của bác sĩ da liễu).
Tuyệt đối không gãi, trà xát, đắp lá làm thương tổn lan rộng, bội nhiễm.
Rất nhiều bệnh nhân đến viện tổn thương sâu, mắt sưng húp vì dụi mắt khi thấy ngứa, rát.
Phòng tránh
Để ngăn nguy cơ bị kiến ba khoang tấn công, các gia đình nên sử dụng lưới chống côn trùng vào ban đêm; Chọn nguồn sáng không phát ra tia UV; Tắt đèn khi ngủ.
Trước khi mặc quần áo, ngủ… cần quan sát, rũ sạch chăn ga, quần áo.
Khi phát hiện côn trùng bám trên da, tuyệt đối không đ.ập c.hết, không loại bỏ trực tiếp côn trùng bằng tay mà thổi côn trùng bay ra khỏi cơ thể, dùng giấy loại bỏ côn trùng, nhằm ngăn ngừa nọc độc kiến ba khoang dính vào da gây tổn thương.
Rửa vùng da tiếp xúc với côn trùng bằng nước muối sinh lý, xà phòng và nước sạch.
Dưới đây là một số hình ảnh tổn thương da do kiến ba khoang gây ra:
Viêm da tiếp xúc do kiến khoang lan rộng có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.
Thương tổn dạng vệt của viêm da tiếp xúc do kiến khoang gây ra.
Thương tổn dạng “Nụ hôn” do kiến khoang gây ra.
Những ai đủ điều kiện ghép tế bào thượng bì điều trị bệnh bạch biến?
Phương pháp cấy ghép tế bào thượng bì trong điều trị bệnh bạch biến đạt hiệu quả rất cao, có thể lên tới 70-80% đặc biệt trong bạch biến đoạn, và thường rất ít tái phát. Tuy nhiên không phải người bệnh bạch biến nào cũng có thể thực hiện.
Theo BS. Hoàng Văn Tâm – Bệnh viện Da liễu Trung ương, các trường hợp đủ điều kiện để được chỉ định thực hiện kỹ thuật này bao gồm:
– Bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất 1 năm (nghĩa là trong vòng 1 năm bạn không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng).
– Không có hiện tượng Kobner: không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương.
– Không có t.iền sử sẹo lồi do chấn thương.
Chuyên gia da liễu cho biết, cấy ghép tế bào thượng bì là phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.
Các bác sĩ sẽ lấy da ở vùng hông hoặc mặt trước đùi theo tỷ lệ 1/5 (nếu tổn thương rộng tỷ lệ này có thể là 1/10). Miếng da này được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, sau đó sẽ ghép vào vùng da bị bạch biến. Tế bào ghép vào sẽ được dùng gạc cố định và tháo ra trong vòng một tuần.
Mỗi 1 bệnh nhân mất khoảng 2-4 tiếng để hoàn thành xong tất cả quy trình tùy vào diện tích tổn thương.
“Thông thường người bệnh bạch biến chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên người bệnh cũng có thể ghép hơn một lần để tăng hiệu quả. Thời gian để đạt hiệu quả thường sau 1-2 tháng, tối đa sau 6-12 tháng” – BS. Tâm chia sẻ.
Để đạt hiệu quả điều trị cao thì có thể kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc bình thường.
Hiện nay, Bệnh viện Da liễu Trung ương là địa chỉ chuyên khoa đầu ngành đã áp dụng thành công phương pháp ghép tế bào thượng bì tự thân không qua nuôi cấy điều trị bệnh bạch biến và các rối loạn giảm sắc tố da khác.
Bệnh bạch biến là một rối loạn sắc, biểu hiện là các vết trắng, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ, có thể xuất hiện bất cứ lứa t.uổi nào và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh.
Bệnh xuất hiện ở mọi loại da, mọi lứa t.uổi và tần suất như nhau giữa nam giới và nữ giới.
Bệnh bạch biến được xem như là bệnh tự miễn với xu hướng di truyền cơ bản trong đa số các ca bệnh.
Bệnh bạch biến không có nguyên nhân từ thiếu chăm sóc y tế.
Hành vi cá nhân hoặc trạng thái tinh thần có thể đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh.
Bệnh bạch biến không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan nhưng các tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể đóng vai trò gián tiếp trong khởi phát ở một số trường hợp.
Bệnh bạch biến không liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, nhưng chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp điều trị, kiểm soát bệnh.
Bệnh bạch biến dường như không liên quan trực tiếp đến ô nhiễm, nhưng môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh.
Hiện chưa thấy vai trò rõ ràng của yếu tố di truyền.
Các liệu pháp y tế và/hoặc phẫu thuật phù hợp có thể điều trị thỏa đáng cho hơn 75% các đối tượng bị ảnh hưởng.
Hãy lạc quan để kiểm soát bệnh! Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được tiến hành trên toàn thế giới để tìm ra cách điều trị cho bệnh bạch biến.