Hai trẻ nhỏ trong một gia đình đều phải mổ tạo hình lại hộp sọ do bệnh lý dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh.
Chiều 3/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết sau khi lên kế hoạch mổ tạo hình lại hộp sọ, các bác sĩ đã giúp hai bệnh nhi có triệu chứng mắt lồi, hộp sọ biến dạng trở về cuộc sống gần như bình thường.
Bệnh nhi là bé N.Q.A. (7 t.uổi) và N.T.K. (20 tháng t.uổi). Anh N.T.T., cha của hai bé cho biết từ khi sinh ra đến nay, hai con không có biểu hiện chậm phát triển rõ rệt so với các bạn cùng t.uổi.
Tuy nhiên, bé A. (chị) càng lớn, mắt càng lồi to, hộp sọ hơi biến dạng so với bình thường. Bé được đi khám khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và được chẩn đoán dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh.
Trong quá trình khám bệnh, các bác sĩ tư vấn về tình trạng của trẻ. Cha mẹ mới nhận ra bé K. (em trai của A.) cũng có biểu hiện tương tự. Họ vội đưa đến bệnh viện khám và được phát hiện bé bị dị tật hẹp hộp sọ dính khớp Coronal một bên.
Hai chị em được hội chẩn, lên kế hoạch mổ tạo hình lại hộp sọ tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo Hình cách nhau 5 tháng, sử dụng các công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị.
Sự thành công của ca mổ đã giúp hai bé quay trở lại cuộc sống như những đ.ứa t.rẻ bình thường khác. Bé A. đã có thể quay lại lớp học với thầy cô và các bạn.
Một ca mổ tạo hình sọ mặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: BVCC.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình -Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh là bệnh lý gây ra bởi tình trạng liền sớm của một hoặc nhiều khớp giữa các x.ương s.ọ. Tỷ lệ bệnh thường gặp ước tính là khoảng 1/2.000 trẻ sinh ra. Bệnh có thể diễn ra đơn độc hoặc phối hợp các dị tật bẩm sinh khác trong các hội chứng nặng như Apert, Crouzon, Pfeiffer…
Khi tăng áp lực, nội sọ sẽ gây chèn ép đè đẩy vào tổ chức não. Nếu không phẫu thuật tạo hình mở rộng hộp sọ, não sẽ không phát triển được dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thay vì phát triển trí tuệ một cách bình thường, trẻ lại trở thành thiểu năng trí tuệ và không tự phục vụ cho mình.
Phần mắt ngày càng bị đẩy lồi ra, không được che phủ sẽ có nguy cơ loét giác mạc gây giảm thị lực và mù lòa. Do đó, việc phát hiện, chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật sớm đối với trẻ mắc căn bệnh này là vấn đề cấp bách. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á – là một trong những khu vực có tỷ lệ dị tật bẩm sinh về sọ mặt cao nhất thế giới.
Béo phì, thừa cân ở t.rẻ e.m và những điều cần lưu ý
Béo phì, thừa cân đang là một loại bệnh phổ biến của thế giới hiện đại và tỷ lệ này mắc đang ngày càng tăng cao, nhất là ở t.rẻ e.m.
Theo điều tra Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia tiến hành trong giai đoạn 2017 – 2018 với cỡ mẫu 5000 học sinh tiểu học và THCS, THPT tại 25 xã/phường trên một số tỉnh và thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ thừa cân/béo phì lên đến 29%, ở nông thôn là 17.8% và thành thị là 42%.
Với sự phát triển của nền kinh tế, với sự thay đổi thói quen ăn uống hiện nay của trẻ, với sự bùng nổ của thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn thì con số sẽ không dừng lại ở đây.
Béo phì không chỉ khiến các bé trở nên khó khăn trong việc vận động mà còn có thể dẫn tới rất nhiều loại bệnh khác có ảnh hưởng vô cùng xấu cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tỷ lệ béo phì/ thừa cân ở trẻ nhỏ ngày càng gia tăng (Ảnh minh họa)
Bệnh béo phì ở t.rẻ e.m là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, bệnh béo phì ở t.rẻ e.m là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Béo phì là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao. Nó là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ cùng các cơ quan khác ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Bác sĩ / Thạc sĩ Trần Quốc Khánh – Khoa phẫu thuật cột sống – Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức chỉ ra 3 vấn đề sức khỏe béo phì ở trẻ cần chú trọng và lưu tâm:
Nguyên nhân chính gây tình trạng béo phì hiện nay ở con trẻ?
Ảnh minh họa
Dưới đây là những nguyên chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ:
Tình trạng ít vận động do trẻ thường ngồi lâu chơi máy tính, điện thoại hay thói quen được bố mẹ đưa đón dù quãng đường đi học về là không xxa.
Thói quen sử dụng thức ăn nhanh hiện ngày càng phổ biến và được trẻ yêu thích.
Sử dụng nước ngọt đóng chai liên tục trong các bữa ăn.
Thói quen chế biến thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ.
Thiểu năng trí tuệ, thiểu năng s.inh d.ục,suy giáp, cường tuyến thượng thận, bệnh lý vùng dưới đồi của não bộ, yếu tố gia đình…
Nguy cơ sức khỏe nào trẻ tăng cân/béo phì sẽ phải đối mặt trong cuộc đời?
Ảnh minh họa
Trẻ ì ạch, chậm chạp, kém linh hoạt trong mọi hoạt động cuộc sống và học tập.
Trẻ xấu hổ, tự ti với bạn bè và mọi người dẫn đến chán chường khi bị chế giễu, trêu ghẹo và dễ trầm cảm.
Trẻ dễ bị tổn thương xương khớp sớm, đặc biệt vùng chịu tì đè nhiều như khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng.
Trẻ dễ bị mắc hội chứng ‘Ngưng thở lúc ngủ”.
Rối loạn hóc-môn, rối loạn chuyển hóa dễ dậy thì sớm, b.é g.ái dễ bị vô kinh, k.inh n.guyệt không đều.
Nguy cơ cao bị tiểu đường, tăng mỡ m.áu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường…
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu béo phì?
Phản xạ đầu tiên khi thấy trẻ tăng cân đó chính là đo chỉ số khối cơ thể BMI để xác định xem con chúng ta đang ở mức độ nào? Tăng cân hay béo phì, nếu béo phì thì đó là béo phì độ mấy?
Nếu con trẻ có tăng cân, béo phì cha mẹ cần đến gặp các chuyên gia về dinh dưỡng/nhi khoa để được khám loại trừ những nguyên nhân thực thể cũng như tư vấn, lên kế hoạch dinh dưỡng, vận động phù hợp.
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng béo phì ở trẻ
Ngày càng nhiều t.rẻ e.m bị béo phì, vì vậy cha mẹ cần chú ý và chăm sóc con một cách khoa học và lành mạnh:
Ảnh minh họa
Giảm thiểu tối đa thời gian không cần thiết khi ngồi bên máy tính, điện thoại.
Hạn chế việc đưa đón không cần thiết, việc đi lại vận động mỗi ngày chính là hình thức thể dục tối ưu cho trẻ nhỏ.
Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn (quá nhiều tinh bột, muối nhưng lại thiếu chất xơ và các vitamin, khoáng chất). Tốt nhất vẫn là những bữa cơm gia đình chuẩn bị. Vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa vệ sinh lại tiết kiệm kinh tế.
Hạn chế nước ngọt đóng chai.
Hạn chế cách chế biến thức ăn kiểu xào, rán, quay, nướng.
Lựa chọn môn thể thao phù hợp: Với trẻ tăng cân, béo phì nên ưu tiên bơi, đạp xe, trượt Patin.. và nên tránh chạy, nhảy quá nhiều khi cân nặng còn quá cao.
Tăng cường sử dụng chất xơ, rau và hoa quả, uống sữa để bổ sung chất dinh dưỡng.