Theo thông tin ngành y tế TP.HCM, trong ngày 5-8, toàn TP.HCM tiêm được 221.583 người, nâng tổng số người được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sau 2 tuần là 1.561.382, tất cả đều an toàn.
Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân phường 1 và phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI
Trong 221.583 người được tiêm vắc xin ngày 5-8 có 15 trường hợp phản ứng sau 30 phút tiêm. Đây được xem là ngày có số lượt tiêm cao nhất từ khi TP bắt đầu tiêm vắc xin đợt 5 từ ngày 22-7. Như vậy, sau 2 tuần (từ 22-7 đến hết 5-8), TP.HCM đã tiêm được 1.561.382 người, tất cả đều an toàn.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 18h ngày 5-8 đến 6h ngày 6-8, thành phố ghi nhận thêm 2.563 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, thành phố đã có hơn 112.400 trường hợp mắc COVID-19. Tính đến 7h ngày 5-8, tại TP.HCM đã có hơn 46.700 trường hợp điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Tối 5-8, lô thuốc kháng virus COVID-19 Remdesivir đầu tiên đã hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Đây là lô thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên được Tập đoàn Vingroup đưa về Việt Nam để phục vụ công tác chữa trị khẩn cấp.
Thuốc Remdesivir giúp rút ngắn thời gian chữa trị và đẩy nhanh phục hồi ở bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng do Công ty dược phẩm Cipla, Ấn Độ sản xuất. Thuốc đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ tháng 10-2020 và đã có 50 quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đưa vào phác đồ điều trị.
TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Chính phủ đề nghị phân bổ thêm 5,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để tiêm cho người dân trong tháng 8 (gồm 4,5 triệu liều mũi 1 và 1 triệu liều mũi 2).
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, thành phố cũng đề nghị người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin nào thì nên tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Riêng trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, nếu người tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca đồng ý thì có thể phối hợp tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer.
Ông Vũ Huy Hoàng tái hầu tòa ngày 22/4
TAND Hà Nội cho biết ngày 22/4 sẽ mở lại phiên xử cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và 9 bị cáo liên quan sai phạm tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tuần. Chủ tọa là thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân. Khoảng 30 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo.
Đây là lần thứ ba TAND Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án liên quan ông Vũ Huy Hoàng. Hai lần trước, HĐXX tạm hoãn làm việc vì nhiều lý do, trong đó có việc bị cáo Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) vắng mặt do gặp vấn đề về sức khỏe.
Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Việt Hùng.
Theo cáo buộc, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (TP.HCM) rộng khoảng 6.000 m2, do Tổng công ty Sabeco thuộc Bộ Công Thương quản lý.
Giai đoạn 2012-2016, ông Hoàng đã làm trái quy định khi chỉ đạo cấp dưới là bà Hồ Thị Kim Thoa (cựu thứ trưởng, đang bị truy nã) ra văn bản yêu cầu cán bộ tại Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất trên và t.iền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân, thành lập Sabeco Pearl để kinh doanh bất động sản.
Sau đó, Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp khiến khu đất trên thuộc về tư nhân. Hành vi của các bị can gây thất thoát hơn 2.700 tỷ.
Chia sẻ với Zing về đến tòa lần đầu tiên, cựu Bộ trưởng Công Thương nói rằng ông chỉ khai cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa làm việc theo phân công. Ông không nói bà Thoa phải có trách nhiệm chính về vụ án. “Tôi làm cái gì sai tôi chịu trách nhiệm, không hề đổ lỗi cho ai”, bị cáo Vũ Huy Hoàng nói.
Liên quan vụ án, bị can Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) bị cáo buộc ký nhiều quyết định chấp thuận cho Sabeco Pearl (không phải doanh nghiệp Nhà nước) thực hiện nghĩa vụ tài chính, được làm chủ đầu tư và thuê đất thực hiện dự án tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Quá trình điều tra, ông Tín thừa nhận ký các quyết định nêu trên là trái quy định, không đúng đối tượng và không thông qua đấu giá. Tuy nhiên, ông Tín khai bản thân không tư lợi.
Trong vụ án này, ông Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng (63 t.uổi, cựu vụ trưởng thuộc Bộ Công Thương) bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Hình phạt ở mức 10-20 năm tù.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Lâm Nguyên Khôi (65 t.uổi, cựu PGĐ Sở KH&ĐT TP.HCM), Đào Anh Kiệt (63 t.uổi, cựu Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM), Lê Văn Thanh (58 t.uổi, cựu Phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM), Lê Quang Minh (63 t.uổi, cựu Trưởng phòng thuộc Sở KH&ĐT TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (46 t.uổi, cựu Trưởng phòng thuộc Văn phòng UBND TP.HCM), Trương Văn Út (40 t.uổi, cựu Phó phòng thuộc Sở TN&MT TP.HCM) và Nguyễn Lan Châu (45 t.uổi, cựu chuyên viên Sở TN&MT TP.HCM) bị truy tố về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, mức phạt 5-12 năm tù.
Đồ họa: Phượng Nguyễn.