Theo các bác sĩ, người dân nên ăn uống đủ, có tâm lý thoải mái khi đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Ngoài ra, người đi tiêm không nên nên uống các loại nước từ lá để giảm sốt, giảm phản ứng phụ.
Tôi nghe mọi người truyền tai nhau việc nên uống nước lá tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để giảm sốt và các tác dụng phụ, xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không? (Lê Hòa, Hà Nội)
Bác sĩ gia đình Nguyễn Lê Thục Đoan (TP.HCM): Việc uống nước tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19 không có tác dụng gì đối với việc giảm sốt hay các tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất là người dân cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi trước khi đi tiêm.
Tâm lý lo lắng, bồn chồn dễ khiến huyết áp tăng cao. Với trường hợp huyết áp cao, người đi tiêm phải ngồi nghỉ ngơi, sau đó tiến hành đo lại. Nếu huyết áp ổn định, chúng ta mới được tiêm. Trường hợp quá lo lắng khiến huyết áp không ổn định, người dân sẽ mất cơ hội được tiêm vắc xin. Ngoài ra, đi tiêm vắc xin, người dân phải tuân thủ 5K để tránh lây nhiễm.
Hiện tại, việc tiêm ngừa Covid-19 là quyền lợi và cơ hội nên người dân phải biết trân trọng và đừng “lựa chọn loại vắc xin”. Chúng ta nên tham gia tiêm vắc xin để phòng ngừa cho mình và cộng đồng.
Ngoài ra, sau khi tiêm, việc uống thuốc hạ sốt để phòng ngừa cũng không cần thiết. Trường hợp sốt cao từ 38,5C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol. Nếu sốt không giảm (trên 39 độ C), bạn liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Người dân cần chuẩn bị tâm lý thoải mái và tuân thủ 5K khi đi tiêm vắc xin.
Thưa bác sĩ, tôi bị dị ứng khi ăn hải sản như như tôm, cua, mực… Cụ thể, sau khi ăn hải sản tôi bị nổi hạt trên da, đau bụng. Như vậy tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 không? (Nguyễn Thị Hải, Bắc Ninh)
PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM: Nếu người có t.iền sử phản vệ từ độ 2 ở những lần tiêm trước thì không được tiêm ngừa. Còn nếu chỉ bị dị ứng nhẹ với hải sản, bạn có thể tiêm được, nhưng cần tiêm ở bệnh viện, nơi có điều kiện cấp cứu phản vệ kịp thời.
Xin bác sĩ cho biết những lưu ý, khuyến cáo sau khi tiêm vắc xin Covid-19 và tôi có nên kiêng bia rượu không? (Lê Văn Hòa, TP.HCM)
PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM: Khi tiêm ngừa, nhân viên y tế đều khuyên không nên uống bia, rượu ít nhất 3 ngày sau tiêm.
Sau tiêm về nhà, nếu có những dấu hiệu như tê môi/lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở, người dân cần nhập viện ngay.
Một số dấu hiệu thường gặp khác có thể theo dõi thêm như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn…Người đi tiêm có thể uống Paracethamol để hạ sốt, giảm đau sau tiêm.
5 công dụng tuyệt vời của lá tía tô với sức khỏe và những lưu ý cần thiết khi sử dụng
Lá tía tô không những được dùng như một loại gia vị làm tăng hương vị của món ăn, mà còn được dùng như một dược liệu để bồi bổ sức khỏe.
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và quen thuộc của người Việt. Trong 100g lá tía tô bao gồm: Năng lượng: 25 Kcal; Đạm: 2,9g; Tinh bột: 3,4g; Tro: 1000mg; Canxi: 170mg; Sắt: 3,2mg; Nước: 88,9g; Chất xơ: 3,6g; Phốt pho: 18,3mg; Vitamin C: 13mg… Với những thành phần trên, các chuyên gia đ.ánh giá lá tía tô là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời.
5 công dụng chữa bệnh hữu hiệu từ lá tía tô
Ảnh minh họa
Điều trị chứng cảm mạo
Để điều trị chứng cảm mạo, bạn có thể sử dụng tía tô dưới 3 cách: Lá tía tô rửa sạch rồi mang đi nấu cùng với cháo để cho người bệnh ăn; hoặc uống nước lá tía tô khi còn nóng, uống xong nằm đắp kín chăn (thích hợp cho người già và trẻ nhỏ). Ngoài ra bạn có thể dùng nước lá tía tô để xông toàn thân.
Cải thiện bệnh dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Ảnh minh họa
Đề phòng bệnh gút tái phát
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc bắc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Làm đẹp da
Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, chị em hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 – 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Cách chế biến nước lá tía tô tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 200g lá tía tô, 2,5 lít nước lọc và 3 lát chanh tươi.
– Lá tía tô đem đi rửa sạch sẽ, ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rồi để cho ráo nước.
– Đun sôi nước lọc, bỏ lá tía tô vào đun thêm 3 – 5 phút rồi tắt bếp.
– Đợi khi nước nguội là, chiết ra chai thủy tinh rồi bỏ mấy lát chanh vào, sử dụng dần dần. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý:
– Khi sử dụng lá tía tô nếu vò nát hay cắt nhỏ thì nên dùng luôn, không nên để quá 15 phút vì sẽ làm bay hết tinh dầu có trong lá tía tô.
– Không dùng nước lá tía tô để qua đêm vì thành phần của nó sẽ biến đổi, có thể khiến da của bạn bị kích ứng.
Nước lá tía tô sau khi gạt bỏ lá
– Nên uống trước mỗi bữa ăn khoảng 10-30 phút để ngăn hấp thụ chất béo và giảm lượng thức ăn nạp vào.
– Nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh thì không nên coi lá tía tô như thuốc bổ để sử dụng thường xuyên, cũng không nên dùng nước lá tía tô để uống thay cho nước lọc hàng ngày.