Biến chủng Lambda kháng vaccine lan rộng tại 41 quốc gia

Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng nguy hiểm Lambda có khả năng kháng vaccine Covid-19, hiện đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới.

Biến chủng Lambda lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 11/2020 – còn được gọi là C.37, đang có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ và khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao ở Argentina, Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay và Paraguay.

bien chung lambda khang vaccine lan rong tai 41 quoc gia 598 5946483
Ảnh minh họa: KT

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) hôm nay cảnh báo, biến chủng mới nguy hiểm này có nguy cơ gây nên làn sóng mới tại Mỹ, sau khi nước này ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến chủng Lambda lan rộng khắp 44 bang trên cả nước.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là “biến chủng đáng quan tâm” – biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vaccine cao hơn. Khi có thêm bằng chứng cho thấy một biến chủng đạt được cả 2 điều kiện trên, nó sẽ được phân loại lại là “biến chủng đáng lo ngại”.

Mới đây nhất vào hôm 6/8, Nhật Bản cũng đã ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda là một phụ nữ khoảng 30 t.uổi đến từ Peru, có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 khi được làm xét nghiệm tại sân bay, nhưng không có triệu chứng./.

Người đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 vẫn phải tuân thủ quy định phòng dịch

Những người đã tiêm chủng mặc dù có thêm lớp bảo vệ, vẫn phải cẩn thận với đại dịch Covid-19.

Và họ cần làm gì để giữ an toàn?

nguoi da tiem du vac xin covid 19 van phai tuan thu quy dinh phong dich d44 5945571

Theo CDC Mỹ, những người tiêm đủ 2 mũi ít có nguy cơ phải nhập viện hoặc t.ử v.ong hơn những người chưa tiêm chủng. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), bác sĩ Lyssette Cardona, trả lời những câu hỏi này và nêu lý do tại sao tiêm chủng vẫn là vũ khí tốt nhất trong cuộc chiến chống lại Covid-19, theo Cleveland Clinic.

Tiến sĩ Cardona khuyên người đã tiêm vắc xin không được mất cảnh giác. Mặc dù vắc xin có hiệu lực nhưng vẫn có khả năng bạn bị nhiễm bệnh.

Tiêm đủ 2 liều vắc xin được khuyến cáo là cách tốt nhất để chống lại các biến chứng nghiêm trọng như nhập viện hoặc t.ử v.ong do nhiễm Covid-19.

Không có vắc xin nào bảo vệ 100% khỏi bệnh, nhưng nó mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn để chống lại các hậu quả nếu bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với Covid-19.

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, có thể lây lan bệnh cho người khác không?

Những người đã được tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể truyền virus cho người khác, kể cả những người đã được tiêm phòng. Tiến sĩ Cardona nói rằng khả năng truyền nhiễm Covid-19 với những người đã tiêm phòng xảy ra với tỷ lệ thấp hơn.

Người được tiêm chủng vẫn bị nhiễm Covid-19?

Vẫn có những trường hợp người đã tiêm 1 mũi vắc xin hoặc đã tiêm đủ 2 liều vẫn bị nhiễm Covid-19.

nguoi da tiem du vac xin covid 19 van phai tuan thu quy dinh phong dich 13b 5945571

Người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và tuân thủ các khuyến cáo phòng dịch của cơ quan y tế địa phương. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Tại sao?

Tiến sĩ Cardona cho biết vắc xin Covid-19 phát huy khả năng bảo vệ tốt nhất bắt đầu từ 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 mũi. Hai tuần là thời gian cần thiết để hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại Covid-19, theo Cleveland Clinic.

Nếu một người bị dương tính với Covid-19 hoặc nhiễm bệnh vài ngày sau đó, rất có thể họ đã bị nhiễm Covid-19 trước khi tiêm đủ 2 mũi.

Có những trường hợp người tiêm vắc xin vẫn bị bệnh hoặc nhiễm Covid-19, nhưng những biến chứng nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vắc xin.

Vắc xin Covid-19 có hiệu lực được bao lâu?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ và các chuyên gia vẫn đang làm việc để xác định câu trả lời. Nhưng một điều chắc chắn là tiêm chủng vẫn là lựa chọn an toàn nhất cho bạn và người thân và lợi ích của cộng đồng.

Tác dụng của vắc xin Covid-19

Vào ngày 7.6, CDC Mỹ đã ban hành một thông cáo báo chí về nghiên cứu của họ về hiệu quả của vắc xin ở những người đã tiêm đủ 2 liều.

Nghiên cứu cho thấy vắc xin Pfizer và Moderna được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, có khả năng làm giảm đến 91% nguy cơ nhiễm Covid-19 đối với người đã tiêm đủ 2 mũi.

Hai loại vắc xin này đều bắt đầu có tác dụng bảo vệ từ 14 ngày sau khi tiêm.

Kết quả cũng cho thấy, những người đã tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Covid-19, có thể ít lây lan cho người khác hơn.

Kết quả còn phát hiện, đối với những người đã tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Covid-19, số lượng virus có trong mũi của họ ít hơn 40% so với người chưa tiêm vắc xin bị nhiễm Covid-19. Ngoài ra, đối với người đã tiêm vắc xin, nếu bị nhiễm Covid-19, khoảng thời gian có thể phát hiện virus trong mũi của họ ít hơn 6 ngày so với người không tiêm vắc xin mà bị nhiễm Covid-19, theo Cleveland Clinic.

Ngoài ra, đối với những người đã tiêm 1 hoặc 2 mũi, nguy cơ nhiễm Covid-19 kéo dài hơn 1 tuần thấp hơn 66% so với những người chưa tiêm, nghĩa là người đã tiêm vắc xin ít bị nhiễm bệnh lâu hơn 1 tuần.

Người đã tạo ra kháng thể, vẫn có thể nhiễm Covid-19 thì sao?

CDC Mỹ nói rằng những trường hợp người đã tiêm đủ liều vắc xin, chờ đủ 2 tuần sau để cơ thể tạo kháng thể, vẫn có thể bị nhiễm Covid-19 nhưng không phải là dấu hiệu cho thấy vắc xin không hoạt động. Cho đến nay, các ca nhiễm như thế này chỉ xảy ra với số lượng nhỏ ở những người được tiêm chủng đầy đủ, ngay cả với các biến thể Delta.

Điều quan trọng là những trường hợp mắc bệnh này vẫn nhẹ hơn so với những người chưa tiêm chủng.

Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, CDC Mỹ báo cáo rằng, những người tiêm đủ 2 mũi ít có nguy cơ phải nhập viện hoặc t.ử v.ong hơn những người chưa tiêm chủng, theo Cleveland Clinic.

Vẫn nên thận trọng

Tiến sĩ Cardona nhấn mạnh rằng những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn cần phải thận trọng.

Người đã tiêm vắc xin, vẫn có thể bị lây nhiễm Covid-19, nếu không tuân thủ tốt các biện pháp phòng dịch.

CDC Mỹ cũng khuyến cáo người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo phòng dịch của cơ quan y tế địa phương, theo Cleveland Clinic.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *