Thông tin được bác sĩ Lương Chấn Quang – phó trưởng khoa kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Viện Pasteur TP.HCM cho biết tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam chiều 13-6.
Bài Viết Liên Quan
- Người phụ nữ méo miệng, mất cảm giác nửa mặt sau một giấc ngủ
- Vì sao vaccine Covid-19 được chuyển giao công nghệ khi chưa cấp phép?
- Hiệu quả thiết thực của mô hình bác sĩ gia đình với người cao t.uổi
Trẻ sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Chiều 13-6, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam với sự tham gia của đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thuộc 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam.
T.ử v.ong vì sốt xuất huyết ở t.rẻ e.m cao hơn người lớn
Tại hội nghị, bác sĩ Lương Chấn Quang – phó trưởng khoa kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Viện Pasteur TP.HCM – cho biết số ca mắc và t.ử v.ong do sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, trong đó số ca mắc chiếm 80% và ca t.ử v.ong chiếm 100% so với cả nước. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng 82% và t.ử v.ong cũng tăng.
Trong 4 tuần gần đây, số ca mắc và t.ử v.ong đều chiếm khoảng 50% so với số ca tích lũy từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy số ca mắc và t.ử v.ong tăng lên rất nhanh trong 4 tuần gần đây.
Đặc biệt số t.rẻ e.m t.ử v.ong do căn bệnh này cũng cao hơn so với người lớn. Trong khi những năm trước, số lượng người lớn thường cao hơn.
Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay cũng ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết bệnh nặng (nhóm C) từ đầu năm. Ông dự báo thời gian tới số ca bệnh nặng có thể sẽ tiếp tục tăng nhanh và sẽ cao hơn nhiều so với 2 năm cùng kỳ.
Bác sĩ Quang cho biết thêm với 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam thì đã có 11 tỉnh, thành có số ca mắc sốt xuất huyết cao hơn 50 ca/100.000 dân tính từ 5 tháng đầu năm đến nay. Trong khi đó chỉ tiêu cả năm là dưới 100 – 150/100.00 dân.
Qua giám sát virut, côn trùng nhận thấy tuýp virut đang ưu thế là DENV-1 ( Dengue virut), riêng các tỉnh Bình Dương, Tây Bình và Đồng Nai thì chủ yếu là DENV-2. Còn DENV-3 chưa ghi nhận lưu hành ở phía Nam.
“Tình hình sốt xuất huyết đang tăng, nhưng thật sự tuýp virut không tăng so với 2 năm trước mà chỉ số véc tơ thì lại tăng”, bác sĩ Quang nói.
Các địa phương ‘giãi bày’ lý do
Tại TP.HCM, phó giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Hữu Hưng cho hay Sở đã tham mưu UBND TP, đồng thời chỉ đạo các quận, huyện tăng cường biện pháp phòng chống.
Lý giải nguyên nhân, ông Hưng cho rằng trong hai năm dịch COVID-19 hoành hành, tất cả nguồn lực nhân viên y tế đều tập trung chống dịch và trong thời gian này số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng rất thấp. Điều này dễ sinh ra tâm lý chủ quan phòng, chống các dịch bệnh khác.
Để hạn chế số ca mắc và t.ử v.ong vì sốt xuất huyết, ngành y tế TP đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, kiểm tra trực tiếp các ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, đồng thời vận động các cơ sở y tế tư nhân tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là ý thức của người dân, cùng ngành y tế phòng chống sốt xuất huyết bằng nhiều biện pháp đã tuyên truyền từ trước đến nay.
Là địa phương cũng có tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết rất cao, đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết tính từ đầu năm đến nay đã có khoảng 4.200 ca (tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 176 ca bệnh nặng (chiếm 4,1%).
Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhưng địa phương gặp khó khăn lớn về nhân lực. “Hiện chúng tôi có 91 trạm y tế xã, phường nhưng hiện tại thiếu 550 biên chế tại trạm y tế xã, phường nên cực kỳ khó khăn trong việc triển khai phòng, chống bệnh”, đại diện tỉnh Bình Dương nói.
Ông cũng cho biết ngành y tế tỉnh Bình Dương đã chủ động triển khai hết các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo UBND tỉnh.
Khẩn trương triển khai nhiều biện pháp
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương – thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại hội nghị – Ảnh: XUÂN MAI
Kết luận tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – thứ trưởng Bộ Y tế – cho rằng dưới ảnh hưởng đại dịch COVID-19 trong hai năm qua, ngành y tế các tỉnh thành phía Nam gặp nhiều khó khăn. Bộ Y tế sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ tốt nhất các tỉnh, thành phía Nam trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết cũng như dịch COVID-19.
Để giảm số ca mắc và t.ử v.ong vì sốt xuất huyết, PGS.TS Liên Hương đề nghị các đơn vị khẩn trương cung cấp thuốc, truyền dịch. Sở Y tế các tỉnh, thành tăng cường tập huấn sở y tế tư nhân tiếp nhận, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
Về kinh phí phòng dịch sốt xuất huyết, hiện quốc gia không hỗ trợ nên các tỉnh, thành chủ động tham mưu UBND địa phương hỗ trợ kinh phí.
PGS.TS Liên Hương cũng đề nghị Vụ truyền thông, thi đua và khen thưởng chủ trì, phối hợp Cục Y tế dự phòng tăng cường truyền thông người dân phòng chống sốt xuất huyết; các tỉnh thành phải giám sát, xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, phun hóa chất…
Phun hóa chất nhiều nơi diệt muỗi, ngăn sốt xuất huyết
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết hiện số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận huyện và TP Thủ Đức, trừ quận 10.
Bệnh nhi được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: D.PHAN
Riêng từ ngày 30-5 đến 5-6, TP.HCM ghi nhận 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 79 phường, xã thuộc 20/22 quận huyện và TP Thủ Đức.
Trao đổi với T.uổi Trẻ chiều 6-6, ông Phạm Văn Tuấn – giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh – cho biết Bình Chánh là một trong những “rốn” dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Hiện số ca mắc sốt xuất huyết tại huyện vẫn tiếp tục tăng cao, với 2 người t.ử v.ong trong tổng số 7 người t.ử v.ong trên toàn thành phố.
Lý giải số ca sốt xuất huyết trên địa bàn gia tăng, bác sĩ Tuấn cho rằng đang trong thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết lưu hành, địa phương gặp một số khó khăn nhất định như đặc điểm địa lý, dân số đông, người dân còn chủ quan, lơ là, nhiều khu đất trống tồn đọng nước…
“Sốt xuất huyết có hai yếu tố để gây bệnh là có điều kiện để muỗi sinh trưởng, phát triển và mầm bệnh. Do đó, một khu vực có muỗi mang mầm bệnh, nếu không có biện pháp xử lý, chúng sẽ lây lan ra những khu vực lân cận, trong khi huyện Bình Chánh giáp ranh với quận Bình Tân cũng là địa phương tăng cao ca bệnh mắc sốt xuất huyết”, bác sĩ Tuấn nói.
Trước tình hình này, ông Tuấn cho biết những ngày qua huyện đã tổ chức xử lý phun hóa chất nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện; đồng thời truyền thông người dân có ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không làm phát sinh lăng quăng, tránh muỗi đốt…
Tại huyện Hóc Môn, bà Lê Thụy Mỵ Châu – phó chủ tịch UBND huyện – cho biết để phòng chống hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, UBND 12 xã và thị trấn rà soát, đ.ánh giá đúng, đầy đủ các yếu tố nguy cơ trên địa bàn để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát các điểm nguy cơ; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, không để bùng phát dịch bệnh của khu vực được giao.
Với các cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện phòng chống sốt xuất huyết, tạo điều kiện để dịch bệnh lây lan trên địa bàn sẽ xử lý nghiêm theo nghị định số 117 của Chính phủ.
Bên cạnh đó huyện còn đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục giúp mọi người cùng hiểu và trực tiếp tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Mỗi gia đình, người dân sẽ tự giác thực hiện việc làm nhỏ nhất, đơn giản nhất để diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt.