Lối sống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chứng suy giảm trí nhớ, và điều đó bao gồm những loại đồ uống bạn chọn để tiêu thụ.
Nói chung, kết hợp hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho bộ não nhạy bén.
Tất nhiên, lựa chọn đồ uống phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn sức khỏe nhận thức, theo chuyên trang Eat This.
Bài Viết Liên Quan
- T.uổi già không lo bệnh tật nhờ thói quen này
- Canada: Đi hiến m.áu, cô gái 17 t.uổi mắc phải căn bệnh mãn tính hiếm gặp khiến tay phải bị tàn phế
- Cứu sống bệnh nhi sáu t.uổi bị vỡ gan
Chất anthocyanins và các chất chống oxy hóa khác trong quả việt quất và quả lựu có liên quan đến việc tăng tín hiệu thần kinh trong não, cải thiện trí nhớ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sau đây là 4 loại đồ uống tốt cho chứng suy giảm trí nhớ, đã được khoa học chứng minh.
1. Trà
Trà chứa các hợp chất tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa được gọi là flavonoid cũng như axit amin L-theanine.
Theo dữ liệu được trình bày tại Hội nghị chuyên đề khoa học quốc tế lần thứ 6 của Mỹ về trà và sức khỏe con người, uống nhiều trà có thể hỗ trợ chức năng nhận thức. Bằng chứng khoa học cho thấy uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Translational Psychology, những người uống trà có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ thấp hơn 16% so với những người không uống, theo Eat This.
Lượng flavonoid cao hơn trong trái cây họ cam quýt có liên quan đến việc giảm 36% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Nước ép lựu hoặc việt quất
Nghiên cứu cho thấy những người uống nước ép việt quất hoặc lựu trong 12 tuần, đã cải thiện đáng kể trong việc học liên kết theo cặp cũng như khả năng nhớ lại danh sách từ.
Chất anthocyanins và các chất chống oxy hóa khác trong quả việt quất và quả lựu có liên quan đến việc tăng tín hiệu thần kinh trong não, cải thiện trí nhớ cũng như loại bỏ đường dư thừa trong não hiệu quả hơn, dẫn đến năng lượng não cân bằng hơn.
3. Nước cam
Dữ liệu cho thấy những người lớn t.uổi khỏe mạnh uống cam vắt nguyên chất không đường đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra kết hợp về chức năng nhận thức so với nhóm đối chứng.
Và trong một nghiên cứu khác, lượng flavonoid cao hơn trong trái cây họ cam quýt có liên quan đến việc giảm 36% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Ăn cam, bưởi hoặc uống nước ép cam, bưởi giúp giảm tình trạng suy giảm nhận thức.
4. Nước có ga không đường
Chắc chắn, uống nước ngọt có ga sẽ “rất đã” khi trời nắng nóng. Nhưng điều này thực sự không tốt cho sức khỏe não bộ, vì uống nhiều đồ uống có đường dẫn đến các dấu hiệu của bệnh Alzheimer t.iền lâm sàng.
Thậm chí nước ngọt dành cho người ăn kiêng chứa đường nhân tạo còn dẫn đến nguy cơ mất trí nhớ cao hơn. Thay vào đó, hãy chuyển sang các loại nước ngọt ít đường hoặc nước có ga không đường.
5. Sữa lên men
Một số dữ liệu cho thấy tiêu thụ sữa lên men Kefir có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt nhận thức, nhờ các vi sinh vật sống đóng vai trò tích cực trong việc giảm chứng viêm trong hệ thống, giảm căng thẳng oxy hóa và giảm tổn thương tế bào m.áu, theo Eat This.
Pha trà nghệ uống để tăng cường hệ miễn dịch
Uống trà nghệ thường xuyên giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.
Uống trà nghệ tăng cường miễn dịch
Uống trà nghệ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tăng cường miễn dịch: Trà nghệ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn cực mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm lạnh và cảm cúm.
Giảm đau khớp: Nhờ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, trà nghệ giúp giảm viêm và sưng ở những người viêm khớp.
Ngăn ngừa ung thư: Uống trà nghệ cũng có lợi cho việc kiểm soát ung thư. Theo các nhà khoa học, curcumin có trong nghệ là chất chống ung thư hiệu quả nhờ tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Giảm cholesterol: Nhờ tác dụng làm giảm cholesterol, uống trà nghệ thường xuyên được chứng minh có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh mạch vành và đột quỵ.
Điều chỉnh lượng đường trong m.áu: Nghệ vẫn thường được dùng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường. Mặt khác, uống trà nghệ giúp giữ lượng đường trong m.áu ở mức ổn định và ngăn ngừa những biến chứng kéo dài của bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa tổn thương gan: Đặc tính chống viêm cực mạnh của trà nghệ có thể ngăn ngừa tổn thương gan và các bệnh gan mãn tính. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, curcumin trong nghệ giúp ngăn ngừa nhiễm độc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh ở bộ phận này.
Giảm hội chứng ruột kích thích: Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, trà nghệ còn giúp giảm các cơn đau liên quan tới hội chứng ruột kích thích.
Phòng ngừa bệnh Alzheimer: Các nghiên cứu chứng minh rằng, curcumin trong nghệ giúp giảm nguy cơ rối loạn thoái hoá thần kinh và bệnh Alzheimer. Nguyên nhân do trà nghệ có đặc tính chống oxy hoá, chống viêm và giảm tổn thương tế bào gây nên chứng suy giảm trí nhớ.
Ngăn ngừa bệnh phổi mãn tính: Theo các chuyên gia, với đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, nên trà nghệ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi mãn tính. Mặt khác, thường xuyên uống trà nghệ cũng giúp điều trị bệnh hen suyễn, tổn thương phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư.
Cách pha trà nghệ
Nguyên liệu:
3 muỗng canh nghệ xay hoặc 3 thìa cà phê tinh bột nghệ.
1 nhánh gừng nhỏ
Chút bột quế hoặc 1 miếng quế nhỏ
Sữa đặc có đường (có thể thay thế bằng mật ong, sữa thực vật, sữa hạnh nhân,… đều được)
Chanh
Với trà nghệ tươi: Rửa sạch nghệ, xay nhỏ, gừng cạo vỏ rửa sạch, đ.ập dập
Chuẩn bị 1 cốc thủy tinh lớn, cho nghệ xay, miếng quế nhỏ và gừng vào rồi thêm 600ml nước đun sôi, đợi 10 phút sau đó lọc nước nghệ qua rây. Nên gạn lại 1 vài lần để tránh xác nghệ còn sót, khi uống sẽ lợn cợn.
Sau khi lọc, trà đã nguội bớt thì thêm sữa hoặc mật ong vào. Nếu dùng sữa thực vật hay sữa hạnh nhân thì bước trên nên dùng khoảng 300ml nước sôi thôi nhé!
Bước cuối cùng là khuấy đều trà, thêm vài giọt chanh và 1 chút xíu vỏ chanh bào (nếu thích) vào để trà có mùi thơm dễ chịu hơn.
Trong trường hợp dùng tinh bột nghệ, bạn có thể bỏ qua nước ngâm rửa, xay giã; phần còn lại làm tương tự như trên nhưng nên ngâm tinh bột nghệ trong nước ấm thay vì nước sôi nhé.