Những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, ăn đồ cay nóng, ăn các thực phẩm chứa nitrit và nitrat như dưa muối, cà muối, thịt muối,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
TS.BS Lê Huy Lưu, Phụ trách điều hành khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết, ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Khi phát triển khối u sẽ xâm nhập vào sâu trong thành thực quản. Theo thời gian, khối u to lên và có thể xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh, di căn hạch, di căn theo đường mạch m.áu, mạch bạch huyết tới các cơ quan khác: phổi, gan, xương…
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới và khi phát hiện được trên lâm sàng, u thường đã ở giai đoạn tiến triển.
Cũng như các bệnh ung thư khác, cho đến nay các nguyên nhân gây ung thư thực quản vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư thực quản.
Những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao
Theo bác sĩ Lưu, những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản, đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao ở những người vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Bài Viết Liên Quan
- Nhật thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng xịt
- Tiếp cận luyện tập “từng bước” có thể giúp giảm nhẹ bệnh đau khớp gối
- Su hào – từ món ăn đến vị thuốc
Những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản,. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bên cạnh đó, trong bữa ăn thường xuyên có các thực phẩm chứa nitrit và nitrat như dưa muối, cà muối, thịt muối,…; hoặc chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, rau xanh, hoa quả hoặc thói quen ăn đồ cay, nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ nướng làm tổn thương ở niêm mạc thực quản.
Ngoài ra, các nguy cơ gia tăng ung thư thực quản còn có bệnh nhân bị các tổn thương ở thực quản. Như viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản, sẹo bỏng thực quản, bệnh co thắt tâm vị,…; có người thân mắc ung thư thực quản; thừa cân, béo phì.
Ung thư thực quản thường gặp ở độ t.uổi 55 – 80, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (chiếm 80%).
Triệu chứng ở giai đoạn tiến triển
Ung thư thực quản giai đoạn sớm không gây ra triệu chứng. Khi ung thư tiến triển, các triệu chứng phổ biến nhất là:
Nuốt nghẹn: Cảm giác thức ăn bị vướng trong thực quản và có thể bị nôn trở ra. Nuốt nghẹn tăng dần từ đặc tới thức ăn lỏng. Thường khi có nuốt nghẹn thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nôn xuất hiện khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt. Nôn có thể xảy ra trong bữa ăn, ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào không có lẫn dịch vị, có thể có ít m.áu trong chất nôn.
Khó thở, ho, sặc, khàn tiếng là các triệu chứng cho thấy khối u đã xâm lấn thực quản. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tăng tiết nước bọt: Khi bệnh nhân nuốt nghẹn nhiều thì nước bọt hầu như không xuống được dạ dày nên bệnh nhân luôn phải nhổ nước bọt. Ngoài ra sụt cân, gầy sút, suy kiệt, thiếu m.áu cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh.
Các triệu chứng khác chứng tỏ khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản như khó thở, ho, sặc, khàn tiếng; Giọng nói khàn kèm ho mà không hết trong vòng 2 tuần; Đau khi nuốt, cảm giác nặng, tức sau xương ức khi nuốt, đau ngực hoặc lưng, đau bụng vùng thượng vị.
Điều trị ung thư thực quản được thực hiện dựa trên giai đoạn và vị trí ung thư, cùng với thể trạng chung của từng người, là sự phối hợp của xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định.
Những món ăn ‘đại kỵ’ với bệnh nhân ung thư
Vấn đề dinh dưỡng là một trong những điều được quan tâm hàng đầu đối với bệnh nhân ung thư.
Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân ung thư không nên sử dụng.
Thực phẩm sống
Người bệnh ung thư có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch suy giảm hơn so với bình thường, vì thế khi ăn thực phẩm sống sẽ có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Những loại thực phẩm sống hay chưa được nấu chín luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rối loạn tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc dẫn tới nhiều bệnh ở cơ quan khác nhau trong cơ thể như mắt, não, tuỷ sống…
Thực phẩm chiên, rán
Thực phẩm chiên, rán làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chứa loại dầu hydro hoá – chất béo transfat. Quá trình chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Chất này chứa độc tính thần kinh mạnh, tác dụng phụ không chỉ trên não mà còn đối với cả hệ thống sinh sản. Các loại thực phẩm có carbohydrate cao như khoai tây dễ dàng sản xuất acrylamide trong quá trình chiên rán.
Thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh nhân ung thư.
Nước uống chứa cồn
Đồ uống có cồn là nguyên nhân làm tăng nồng độ estrogen, phá huỷ các đoạn DNA của tế bào bình thường, tạo điều kiện cho tế bào ung thư tấn công nhanh hơn. Đồ uống có cồn còn làm tăng nguy cơ thoái hoá tiểu cầu não, tàn phá các noron thần kinh, dẫn đến suy giảm chức của hệ thần kinh trung ương. Biểu hiện với các triệu chứng như: run rẩy tay chân, xuất hiện nhiều cơn co giật bất thường.
Đồ ăn lên men
Một số loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối… là món ăn được nhiều bệnh nhân ung thư ưa thích vì ngon và dễ làm. Tuy nhiên, đồ ăn lên men luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ bởi nồng độ axit quá cao có thể làm tổn thương lớn niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ bị loãng xương và có thể phát triển khối u mới.
Thực phẩm giàu chất béo
Cơ thể bệnh nhân ung thư có chức năng chuyển hoá và đào thải các chất còn hạn chế. Nếu sử dụng thường xuyên các loại thức ăn giàu chất béo sẽ trở thành gánh nặng cho đường tiêu hoá của bệnh nhân. Những thức ăn giàu chất béo có thể dẫn tới chứng khó tiêu ở bệnh nhân ung thư, lâu ngày làm mất cảm giác ngon miệng, khiến người bệnh dễ bị chán ăn, lười ăn.
Các món nướng
Các món nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn sẽ sản sinh ra hoạt chất nguy hiểm HCAs gây ung thư. Đối với bệnh nhân ung thư, nếu tiêu thụ các món nướng nhiều, mức độ bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Không những vậy, các món nướng chưa chin kĩ sẽ gây hại cho đường tiêu hoá, gây chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hoá.
Các món chiên xào
Theo chuyên gia, khi chiên xào các loại thực phẩm sử dụng dầu ăn ở nhiệt độ 180 độ trong 10-20 phút có thể sinh ra nhiều chất độc như acrolein, crotinaldehyde, furfural… Những chất này có nguy cơ làm nặng hơn tình trạng của bệnh nhân ung thư, kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Để chiên xào thực phẩm, tốt hơn hết nên sử dụng dầu dừa hoặc các loại dầu thực vật có hàm lượng chất béo không bão hoà ở mức thấp nhất có thể.