Vaccine bạch hầu được khuyên dùng cho tất cả trẻ sơ sinh và người lớn chưa được chủng ngừa, vắc xin này được sản xuất bằng cách xử lý độc tố bạch hầu bằng nhiệt và hoá chất để phá huỷ khả năng sản sinh bệnh đồng thời cho phép nó kích thích sản xuất kháng thể.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Bài Viết Liên Quan
- Phát hiện mới về khả năng chữa ung thư vú của hoa dâm bụt
- Ăn dưa lưới đúng cách: Những điều cần chú ý để tránh lợi bất cập hại
- Hà Nội liên tục ô nhiễm, ai cần đặc biệt lưu ý?
Von Behring đã được trao g.iải t.hưởng Nobel về y học đầu tiên cho việc khám phá.
Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?
Tiêm ngừa vaccine là biện pháp vô cùng cần thiết để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu một cách hiệu quả.
Các đối tượng tiêm vắc-xin bạch hầu cần được ưu tiên bao gồm:
Tiêm bạch hầu cho trẻ : Mọi t.rẻ e.m đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu. Hiện nay có trong thành phần vaccine phối hợp 6 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do vi khuẩn Hib. Liệu trình tiêm gồm 3 mũi cơ bản, các mũi tiêm cách nhau ít nhất một tháng bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tháng t.uổi, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng t.uổi. Việc tiêm này có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ.
Bệnh bạch hầu là gì? Có lây không?
Sẽ sớm có vaccine sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván miễn phí cho trẻ
Phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ: Tiêm phòng vaccine bạch hầu cho phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ là biện pháp bảo vệ hiệu quả, vừa giúp bảo vệ người mẹ, vừa giúp bảo vệ trẻ giai đoạn sớm nhờ lượng kháng thể người mẹ truyền qua. Vaccine 3 trong 1 được sản xuất từ độc tố bạch hầu bất hoạt, độc tố uốn ván giảm độc lực và vô bào ho gà. Vaccine này không ảnh hưởng đến thai nhi. Vaccine được khuyến cáo tiêm khoảng 27 – 36 tuần t.uổi thai để bé được bảo vệ trong thời gian đầu sau sinh.Nếu thai phụ được tiêm trước tuần 27 không cần tiêm lại trong khoảng 27 – 36 tuần.Người lớn t.uổi và người chưa tiêm vaccin cũng là đối tượng cần tiêm vaccine bạch hầu. Do sau khi tiêm, miễn dịch bảo vệ thường kéo dài khoảng 10 năm, sau đó giảm dần theo thời gian. Nếu không được tiêm nhắc lại vẫn có thể bị mắc bệnh.
Tiêm ngừa vaccine bạch hầu là biện pháp vô cùng cần thiết để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu một cách hiệu quả.
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả
Để tránh không mắc bạch hầu và tránh lây lan thành dịch, chúng ta cần thực hiện:
Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng.Đeo khẩu trang, khi ho hoặc hắt hơi che miệng
Giữ vệ sinh mũi, họng hàng ngày.Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.Nhà, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
TP.HCM thiếu 2 loại vaccine chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo Sở Y tế TP.HCM, nguồn cung ứng vaccine sởi đơn và DPT hiện không đủ để phục vụ người dân trên địa bàn TP trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngày 13/9, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Bộ Y tế và UBND TP.HCM báo cáo tình hình cung ứng vaccine sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong tiêm chủng mở rộng.
(Hình minh họa)
Theo Sở Y tế, từ tháng 5/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chưa nhận được vaccine sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) từ Viện Pasteur TP.HCM. 6.000 liều vaccine DPT hạn dùng đến ngày 5/9 mà Viện Pasteur TP.HCM phân bổ cho HCDC ngày 12/8 trước đó đã sử dụng hết.
Ngày 31/8, Viện Pasteur TP.HCM có thông báo kho vaccine của viện hiện đã hết các loại vaccine sởi và DPT.
Theo Sở Y tế, với tình hình cấp vaccine như vậy, ngành y tế thành phố đang thiếu 2 loại vaccine sởi và DPT.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo chương trình tiêm chủng quốc gia phân bổ vaccine đủ theo số lượng đã đăng ký để đảm bảo phục vụ tiêm chủng cho người dân.