Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống. Có những người không nên uống trà xanh thường xuyên, thỉnh thoảng uống 1 – 2 tách thì không sao.
Đây là những người nên tránh uống trà xanh, theo trang tin Guru On Time.
1. Người bị loét dạ dày
Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit – ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.
2. Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ
Bài Viết Liên Quan
- Uống trà, đ.ánh răng, tháo dây lưng: Chớ làm sau khi ăn!
- Làm gì để phát hiện sớm căn bệnh gây t.ử v.ong thứ 2 ở nữ giới?
- B.é t.rai bị thủng ruột do nuốt phải vật nhọn
Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.
3. Người bị táo bón
Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn, theo Guru On Time.
4. Người bệnh tim hoặc huyết áp cao
Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
5. Người bị xơ vữa động mạch
Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch m.áu não, khiến m.áu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu m.áu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.
6. Người thiếu m.áu
Những người thiếu m.áu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống. Ảnh SHUTTERSTOCK
Axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu m.áu. Vì vậy, những người thiếu m.áu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.
7. Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương
Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.
8. Người đang sốt cao
Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.
9. Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu m.áu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng t.iền k.inh n.guyệt.
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đ.ập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.
10. Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú
Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.
Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.
Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ, theo Guru On Time.
Uống trà xanh có thực sự tốt cho sức khỏe?
Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, uống trà nhiều cũng gây những tác hại cho cơ thể.
Gây thiếu sắt, thiếu m.áu: Tiêu thụ trà quá mức có thể dẫn đến mất nước và thiếu sắt. Trà có chứa chất chống oxy hóa được gọi là tannin. Tannin có một số lợi ích sức khỏe, nhưng lượng cao của chúng có thể gây ra tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể chúng ta vì chúng cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.
Gây căng thẳng: Trong trà ngoài những chất chống oxy hóa cũng chứa một lượng các chất kích thích khiến cơ thể tỉnh táo. Việc can thiệp vào nhịp sinh học tự nhiên chính là nguyên nhân chính khiến các căn bệnh về tâm lý ngày càng tăng cao. Khi bạn mệt mỏi muốn nghỉ ngơi lại ép cơ thể vận động các khối cơ sẽ mệt mỏi dần căng thẳng.
Gây mất ngủ: Uống trà xanh khiến bạn mất ngủ do hợp chất làm tỉnh táo trong trà khá cao đặc biệt khi ngâm lâu. Melatonin là một hormone báo hiệu các cơn buồn ngủ để não bộ điều khiển hành vi của cơ thể. Tuy nhiên sự có mặt của cafein sẽ ức chế sản sinh ra hormone melatonin khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.
Gây buồn nôn: Hợp chất tanin khiến trà có vị đắng chát đặc biệt khi uống trà xanh bạn sẽ cảm nhận rõ điều này. Đồng thời tanin khiến kích ứng các mô của cơ quan tiêu hóa tạo nên cảm giác buồn nôn và đau dạ dày khi sử dụng quá nhiều. Mỗi cơ thể sẽ có một giới hạn khác nhau những đối tượng nhạy cảm không nên dùng quá 500ml trà mỗi ngày để giảm tác dụng phụ của trà.
Gây hoa mắt chóng mặt: Khi sử dụng các loại trà chứa chất gây hưng phấn thần kinh bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ như hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên điều đó thường xảy ra với đối tượng nhạy cảm với trà hay uống trà xanh quá nhiều.
Gây nghiện: Caffein được coi là một chất kích thích có gây nghiện nếu sử dụng lâu dài. Trong trường hợp bạn nghiện chất này sẽ khó khăn để từ bỏ hoặc cai nghiện như: nhức đầu, tim đ.ập mạnh, mệt mỏi khó chịu. Tùy vào mỗi người mức độ nặng nhẹ sẽ tăng giảm khác nhau.
Ảnh hưởng đến phụ nữ trong thai kỳ: Cafein được khuyến cáo gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ của mẹ và em bé. Nếu lượng này dụng nạp quá nhiều có thể gây sảy thai hoặc khiến em bé sinh ra nhẹ cân. Khi bạn thiếu ngủ kéo dài, sức khỏe sẽ suy giảm, các cơ quan không đào thải độc tố sẽ gây nên mệt mỏi, đau nhức, suy giảm trí nhớ.