Theo các chuyên gia về y tế, việc tiêm vắc xin mũi 5 phòng COVID-19 phụ thuộc vào biến chủng, nguy cơ lây lan tiềm ẩn của dịch COVID-19.
Thời điểm hiện nay có cần tiêm mũi 5 và nếu có thì ai cần?
Bài Viết Liên Quan
- Mang thai tuần 16: Nhiều bất ngờ dành cho mẹ vì có thể cảm nhận được thai máy
- Phát hiện ra chủng HIV mới lần đầu tiên sau 19 năm
- 3 loại thực phẩm gây hại dạ dày hơn ớt phải ngừng ăn ngay
Người dân TP.HCM tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại trạm y tế phường – Ảnh: THU HIẾN
Trao đổi với T.uổi Trẻ Online, thạc sĩ Đỗ Cao Vân Anh – phó trưởng bộ môn nhiễm, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) – cho biết việc nên tiêm vắc xin mũi 5 hay không phụ thuộc mức độ tiềm ẩn của dịch, biến chủng của vi rút COVID-19.
Tại Việt Nam hiện nay dịch COVID-19 đã giảm về mức thấp, mỗi ngày chỉ vài trăm ca mắc mới, biến chủng Omicron chiếm chủ yếu, biến chủng Delta rải rác, do vậy chúng ta nên khuyến cáo tiêm mũi 4 cho những người có yếu tố nguy cơ, người già, có bệnh nền.
“Việc tiêm vắc xin mũi 5 phụ thuộc vào biến chủng nguy cơ xảy ra dịch nhiều hay ít thì chúng ta mới quyết định được chiến lược chủng ngừa ra sao, vắc xin phòng COVID-19 luôn thay đổi”, thạc sĩ Vân Anh cho biết.
Theo bà Vân Anh, hiện tại Trung Quốc đang bùng dịch COVID-19, nguồn lây gần Việt Nam do giao lưu đi lại giữa hai nước, vì vậy phải chú ý các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ vắc xin tại Việt Nam cao, các vắc xin COVID-19 được sử dụng là vắc xin thế hệ mới, do vậy khả năng đáp ứng miễn dịch cao.
Bà Vân Anh cũng khuyến cáo người dân hạn chế đi lại những khu vực có dịch COVID-19 đang xảy ra, đeo khẩu trang ở những nơi đông người.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM – cho biết hiện nay không cần thống kê số ca nhiễm COVID-19 vì thực sự không cần thiết. Những trường hợp mắc COVID-19 đa số đều rất nhẹ, khi tiêm ba mũi đã có đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể. Nếu tiêm mũi 5 phải có loại vắc xin chuyên dành cho biến chủng Omicron.
Theo báo cáo Bộ Y tế, hiện nay tại Việt Nam đang tiến hành bảy nghiên cứu đ.ánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng COVID-19.
Dù chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin, nhưng Bộ Y tế cho hay có thể dựa trên kết quả nghiên cứu của thế giới. Hiệu quả của vắc xin sau tiêm mũi 3 ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và t.ử v.ong đạt 86% (ở tháng thứ nhất sau tiêm).
Sau tiêm mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, t.ử v.ong từ 9-28%.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 100% đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc), sau đó mở rộng tiêm cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm thiểu bệnh nặng và t.ử v.ong do COVID-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới.
SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm
Miễn dịch sau mắc Covid-19 và sau tiêm vắc xin không bền vững và lâu dài, khoảng 4 – 6 tháng sau tiêm thì miễn dịch sẽ giảm khiến người đã tiêm, đã mắc Covid-19 vẫn có thể tái nhiễm.
Do đó, theo các chuyên gia, việc tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) hoàn toàn cần thiết để khôi phục miễn dịch. “Song song với công tác phòng chống dịch Covid-19, nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến cáo, bao gồm vắc xin Covid-19 là rất cần thiết cho bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương lưu ý.
Người dân Q.3 (TP.HCM) tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4. Ảnh ĐỘC LẬP
Về sự cần thiết tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, 4) sau khi tiêm liều cơ bản (2 mũi), PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết các nghiên cứu đ.ánh giá tiêm vắc xin Covid-19 có miễn dịch không bền vững và lâu dài, chỉ sau khoảng 4 – 6 tháng thì miễn dịch sẽ giảm, vì vậy người đã tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có thể bị tái nhiễm. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới và ở VN đã triển khai tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) để phòng bệnh cho người dân. Hầu hết những đối tượng tiêm chủng đầy đủ khi mắc bệnh hoặc tái nhiễm đều có triệu chứng nhẹ.
Theo PGS Phu, SARS-CoV-2 là loại vi rút liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng, t.ử v.ong. Hiện biến chủng Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng có thể chưa phải là biến thể cuối cùng. Việc xuất hiện biến thể mới là hoàn toàn có thể, thậm chí có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch đã có, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.
PGS Trần Đắc Phu đ.ánh giá: Không giống như vắc xin cúm mùa phải sản xuất lại vắc xin theo biến chủng mới, vắc xin Covid-19 không phải là vắc xin sản xuất theo biến chủng mới, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vắc xin vẫn có tác dụng với các biến chủng mới của SARS-CoV-2. Vì vậy, việc tiêm mũi nhắc lại hoàn toàn cần thiết để phòng bệnh, cho tất cả mọi người. Những ai chưa tiêm đủ thì nên đi tiêm đủ, những ai đã trì hoãn việc tiêm thì cũng nên đi tiêm lại khi bảo đảm điều kiện sức khỏe, nhất là người già, người mắc bệnh nền.
Theo Bộ Y tế, các trường hợp t.ử v.ong do Covid-19 chiếm khoảng 80% không tiêm vắc xin hoặc không tiêm đủ mũi, phần lớn các ca t.ử v.ong có bệnh nền hoặc ở lứa t.uổi cao.
TP.HCM: Khoảng 30% trẻ 5 – 12 t.uổi chưa tiêm vắc xin Covid-19
Ngày 18.8, Sở Y tế TP.HCM công bố khảo sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 18 t.uổi trên địa bàn TP. Khảo sát thực hiện trên 2.792 phụ huynh, trong đó có 2.123 phụ huynh có con trong độ t.uổi từ 5 đến dưới 12 t.uổi (76%) và 699 phụ huynh có con trong độ t.uổi từ 12 đến dưới 18 t.uổi (24%).
Kết quả khảo sát cho thấy, đối với nhóm từ 5 đến dưới 12 t.uổi, có 701 trẻ chưa tiêm vắc xin (chiếm 33%), 723 trẻ tiêm 1 mũi (chiếm 34%), 699 trẻ tiêm 2 mũi (chiếm 33%). Đối với nhóm từ 12 đến dưới 18 t.uổi, có 15 trẻ chưa tiêm vắc xin (chiếm 2%), 29 trẻ đã tiêm 1 mũi (chiếm 4%), 326 trẻ đã tiêm 2 mũi (chiếm 49%) và 299 trẻ tiêm mũi 3 (chiếm 45%).
Lãnh đạo Sở Y tế cũng trấn an các bậc phụ huynh hãy an tâm về chất lượng của vắc xin, về sự an toàn cho trẻ khi tiêm chủng vì đây là những tiêu chí bắt buộc, ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm của ngành y tế.