Thông qua màu sắc, mùi vị… có thể giúp bà nội trợ phân biệt được tôm khô tự nhiên và tôm khô tẩm hóa chất.
Bài Viết Liên Quan
- Em bé 8 ngày t.uổi được gửi từ Lào qua Việt Nam để phẫu thuật tim phức tạp
- Thói quen giúp sống khỏe, trường thọ, nhiều người Việt thường ‘làm ngược lại’
- Phun thuốc phòng chống sốt xuất huyết diện rộng
So với tôm tươi, tôm khô có thể sử dụng lâu dài, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho bà nội trợ. Song vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đã tẩm ướp hóa chất như formol và phẩm màu nhằm kéo dài thời hạn sử dụng và tăng hương vị, màu sắc… cho tôm khô.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, tôm khô nếu được tẩm ướp hóa chất, formol giúp tạo màu sắc, tăng độ dai và bảo quản được lâu dài song chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
“Khi ăn phải loại tôm này có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…” – ông nhấn mạnh.
Các tài liệu y tế cũng chỉ ra formol có thể gây bệnh viêm da dị ứng, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày. Thai phụ dùng thực phẩm nhiễm formol sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, hấp thụ lượng lớn còn làm thai nhi bị dị dạng.
Để tránh gặp phải những nguy hại trên, khi mua tôm khô, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh đã chỉ ra các đặc điểm giúp người tiêu dùng có thể phân biệt tôm khô tự nhiên và tôm khô tẩm hóa chất. Cụ thể:
Về màu sắc: Tôm khô tẩm ướp hóa chất thường màu sắc sặc sỡ, kém tự nhiên, trong khi tôm sạch màu hồng tự nhiên, khi giã thịt bung ra từng mảng, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen.
Tôm tẩm hóa chất sau khi ngâm nước một lúc sẽ bị phai màu ra bát nước. Ảnh minh họa: Internet
Cũng theo chuyên gia này, tôm khô thật và tôm khô không đảm bảo còn nhận biết thông qua việc ngâm trong nước. Tôm tẩm hóa chất sau khi ngâm nước một lúc sẽ bị phai màu ra bát nước, trong khi đó tôm khô thật sẽ nở ra nhưng nước vẫn giữ màu trong. Hoặc khi cho tôm vào cối giã, nếu tôm làm từ nhựa hay cao su thì hình dạng không thay đổi, với tôm thật thịt sẽ bung từng mảng.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên: “Người tiêu dùng chỉ nên mua tôm khô ở những nơi uy tín, có nhãn mác và hạn sử dụng rõ ràng. Hoặc tự chế biến tôm khô ở nhà để chế biến đồ ăn”. Vị chuyên gia cũng cảnh báo tôm khô là mặt hàng dễ bị nấm mốc, đặc biệt là thời tiết nồm ẩm, việc bảo quản không tốt sẽ khiến cho tôm bị biến chất gây nấm mốc, làm tăng nguy cơ ngộ độc khi ăn.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Bài thuốc trị viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng, thường ở bên trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, đi ngoài được thì đỡ đau; đại tiện lỏng nhiều lần trong ngày, hay mót rặn, phân có thể có nhày mũi hoặc m.áu, cũng có khi táo bón kèm nhày mũi hoặc táo lỏng xen kẽ.
Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, chán ăn, lâu ngày thể trạng gầy sút, da xanh, cơ bắp yếu mềm, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể.
Viêm đại tràng thể hàn thấp: người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng đầy hơi, đại tiện nhiều lần, phân lỏng hoặc sền sệt, người yếu mệt, da xanh, tay chân lạnh, ăn uống kém, gầy sút. Phép trị là ôn trung tán hàn, kiện tỳ bổ vị. Dùng một trong các bài:
Bài 1: bạch truật 16g, tất bát 12g, lương khương 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, vỏ quế 8g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: ngải diệp 12g, lá đinh lăng (sao) 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 12g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, cẩu tích 12g, lá khổ sâm 12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, cam thảo chích 12g, vỏ quế 8g, lá xuyên tâm liên 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hậu phác là vị thuốc trị viêm đại tràng thể hàn thấp.
Viêm đại tràng thể thấp nhiệt: Người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng dưới trướng nổi cục, đại tiệt thất thường khi táo khi lỏng, đầy hơi, ăn uống kém, người mệt mỏi gầy sút. Phép trị là chống viêm thanh nhiệt, hóa thấp kiện tỳ. Dùng bài: bán hạ 10g, hậu phác 10g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, cây ngũ sắc 16g, bồ công anh 16g, nam hoàng bá 16g, lá nhót 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đương quy 12g, cam thảo chích 12g, kê nội kim (sao vàng) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu phân có lẫn m.áu mũi, gia: hoàng liên 12g, cỏ mực (sao đen) 16g, chi tử (sao đen) 12g.
Nếu bụng đầy hơi, khó chịu, gia: sinh khương 4g, chỉ xác 10g, trần bì (sao) 12g.
Nếu người bệnh cơ thể suy nhược, gia: phòng sâm 16g, hà thủ ô chế 16g, táo tàu 10g.
Nếu người bệnh ít ngủ, hoa mắt chóng mặt, gia: nhân sâm 10g, sinh khương 6g, ngũ vị 12g, táo táo nhân sao đen 16g.
Viêm đại tràng sau lỵ: Người bệnh đau bụng từng cơn, phân sống kèm theo nhày, có khi lẫn m.áu, đại tiện nhiều lần, ăn uống kém, t.iền sử có bị chứng lỵ nhưng điều trị không triệt để, mầm mống của bệnh lỵ vẫn còn, âm thầm phá hủy chức năng của đại tràng, gây ra những đợt cấp tính, kéo dài. Lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe gây suy nhược cơ thể. Phép trị là chống viêm, thanh nhiệt, kiện tỳ bổ vị. Dùng một trong các bài:
Bài 1: rau sam 20g, cỏ sữa 20g, lá đinh lăng 20g, cây seo gà 20g, lá phèn đen 20g, hoàng liên 12g, cây ngũ sắc (sao vàng) 20g, chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: lá mã đề (sao vàng hạ thổ) 20g, lá đinh lăng (sao thơm) 20g, cây seo gà 20g, cỏ mực 20g, cát căn 16g, bạch truật 16g, cỏ sữa lá to 20g, lá khổ sâm 16g, búp ổi 16g, lá nhót 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: hoàng đằng 12g, cỏ sữa lá to 20g, cỏ mực 20g, lá nhót 20g, búp ổi 12g, kê nội kim (sao) 12g, ngân hoa 10g, bạch truật 12g, ý dĩ 10g, cam thảo chích 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 10 – 15 ngày là một đợt.
Lưu ý: người bị viêm đại tràng cần cung cấp đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, năng lượng, không nên kiêng khem quá, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Nên ăn ức gà, thịt lợn nạc… Các thực phẩm nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho.
Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc bất di bất dịch để phòng tránh viêm đại tràng và các bệnh về đường tiêu hóa. Người bệnh cần tránh các đồ tanh, lạnh, sống (nem chua, gỏi, rau sống, hải sản…); Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh như pate, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, món rán, chiên, xào, các loại nước sốt…; Các chất xơ không tan và những đồ ăn cứng như các loại hạt cứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hành củ, dứa, hoa quả khô…; Hạn chế uống sữa tươi, đồ ăn nhiều đường, mật ong, bánh kẹo ngọt, socola… Tránh đồ ăn chua như dấm, dưa muối, hành muối, cà muối và các gia vị cay nóng như tiêu, ớt…; Kiêng những thực phẩm chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga.
BS. Thanh Ngọc
Theo SK&ĐS