Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý mỗi khi trẻ cầm những đồ vật có nguy cơ gây tổn thương cơ thể.
Bài Viết Liên Quan
- T.rẻ e.m sử dụng điện thoại thông minh trong bữa ăn sẽ tăng nguy cơ béo phì
- 5 lợi ích của protein đối với sức khỏe
- Bữa sáng nên ăn gì để não bộ nhạy bén, tinh thần minh mẫn?
Có thể khẳng định, một đ.ứa t.rẻ khỏe mạnh bình thường sẽ hiếm khi ngồi yên, đặc biệt là vào giờ ăn. Thậm chí, nhiều phụ huynh đã phải chơi trò đuổi bắt để bón từng thìa cho con.
Theo sát thì không sao, nhưng chỉ cần rời mắt trong thoáng chốc, tai nạn có thể xảy đến với trẻ.
B.é g.ái 1 t.uổi rưỡi ở Trung Quốc cũng không chịu ngồi yên để ăn sáng. Sau khi được mẹ bón một chìa, b.é g.ái đã rời khỏi ghế và đi quanh phòng.
(Ảnh minh họa)
Theo Oriental Daily, b.é g.ái chập chững tập đi không khác gì các bạn đồng trang lứa – tuy nhiên, em lại nắm một chiếc đũa trong tay. Đũa ăn là một trong những thứ bắt buộc phải để xa tầm tay t.rẻ e.m vì nguy cơ gây tổn thương cơ thể, đặc biệt là lúc mới tập đi.
Trong khi đang chập chững đi lại, em ngã về phía trước khiến chiếc đũa xuyên thẳng qua vòm miệng, chạm tới não.
Em bé khóc thét lên trong đau đớn vì chiếc đũa đã cắm sâu tới một nửa chiều dài.
Tiếng khóc của con khiến cha mẹ vô cùng hoảng hốt, họ ngay lập tức đưa em tới bệnh viện cấp cứu. Ảnh chụp cắt lớp cho thấy tình hình rất nghiêm trọng, các bác sĩ liền đưa em vào phòng phẫu thuật để loại bỏ dị vật. Trong khi phẫu thuật, họ phát hiện ra đầu đũa đã đi vào não tới 2cm.
Điều nghiêm trọng hơn chính là, chiếc đũa dính cơm đã đ.âm vào tĩnh mạch cảnh trong (internal jugular vein).
May mắn thay, ca phẫu thuật thành công mỹ mãn. Em bé hiện đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn phải theo dõi sát sao vì nguy cơ n.hiễm t.rùng nội sọ.
Để ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc, người làm cha mẹ nên đặc biệt lưu ý khi cho con ăn, để đồ vật nguy hiểm xa tầm tay t.rẻ e.m.
Theo Oriental Daily/Helino
Bé 5 t.uổi nhập viện cấp cứu vì đồng xu mắc trong thực quản
Trong lúc chơi đùa, bé 5 t.uổi ngậm đồng xu trong miệng và nuốt, sau đó thấy đau vùng cổ. Các bác sĩ phát hiện đồng xu đường kính 24mm ở đoạn thực quản cổ nên chỉ định nội soi dưới gây mê và gắp đồng xu.
Ngày 2/6, bác sĩ Nguyễn Hoàng Tùng, Khoa Tai- Mũi-Họng (BV Việt Nam – Cuba Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết, các bác sĩ BV vừa nội soi lấy ra đồng xu ở thực quản bệnh nhi N.H.T.P (5 t.uổi, ở TP. Đồng Hới).
Trước đó, tối ngày 1/6, bệnh nhi được đưa đến BV trong tình trạng đau vùng cổ. Gia đình cho biết, cách đó ít lâu bé lấy đồng xu dùng để chơi game ở siêu thị về nhà. Trong lúc chơi đùa, bé ngậm đồng xu trong miệng và nuốt, sau đó đau vùng cổ. Gia đình phát hiện đã nhanh chóng đưa bệnh nhi đến BV cấp cứu.
Đồng xu trong thực quản bệnh nhi được bác sĩ lấy ra ngoài
Tại BV, sau khi thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện dị vật hình đồng xu đường kính 24mm ở đoạn thực quản cổ nên chỉ định nội soi dưới gây mê và gắp đồng xu. Sau gần 1 tiếng thực hiện, các bác sĩ đã lấy thành công đồng xu ra ngoài. Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại BV.
Theo bác sĩ Tùng, BV đã gặp nhiều trường hợp các bé bị dị vật thực quản và dị vật đường hô hấp do ngậm các đồ vật trong miệng khi chơi đùa. Thậm chí, có trường hợp t.ử v.ong do gia đình không đưa đến BV cấp cứu kịp thời.
Để đề phòng hóc dị vật ở trẻ, bác sĩ Tùng khuyến cáo, phụ huynh không nên cho trẻ nhỏ cầm nắm trong tay những đồ vật nhỏ. Bởi theo phản xạ và thói quen, các cháu thường cho vào miệng và nuốt. Khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Linh Trần
Theo phunuvietnam