Các nhà trị liệu chia sẻ 6 điều trong phòng khách có thể khiến bạn căng thẳng.
Bài Viết Liên Quan
- Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến trầm cảm
- Trứng gà Trung Quốc “biến” thành trứng gà ta nhờ axit
- Ô nhiễm khói bụi từ quán nướng, xe cộ, công trình xây dựng… bủa vây TP.HCM
Nội thất màu trắng có thể khiến cho khách đến chơi cảm thấy căng thẳng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phòng khách nên yên tĩnh, nhưng cách bài trí có thể làm tăng mức độ căng thẳng.
Các nhà trị liệu đã chia sẻ 6 điều phổ biến có thể làm tăng thêm căng thẳng trong phòng khách, như nhìn thấy phích cắm và dây điện.
Nhà trị liệu người Mỹ Cecille Ahrens cho rằng nhà ở có liên quan đến sức khỏe tâm thần tổng thể, theo Insider.
1. Nội thất và tường màu trắng
Mặc dù đồ nội thất sáng màu trông đẹp mắt, nhà trị liệu Weena Cullins, từ Maryland (Mỹ) nói rằng việc tạo cho phòng khách cảm giác như phòng trưng bày có thể khiến cho khách đến chơi cảm thấy căng thẳng, vì họ cảm thấy mọi thứ phải sạch sẽ.
Nếu chủ nhà giữ phòng khách quá tinh tươm, có thể gây căng thẳng cho những vị khách muốn cảm thấy thoải mái nhưng sợ làm bẩn nhà, chuyên gia Cullins cho biết.
2. Ánh sáng không đủ
Chuyên gia Cullins nói rằng những căn phòng không đủ ánh sáng có thể khiến một số nhiệm vụ khó hoàn thành, ngược lại, ánh sáng nhân tạo chói chang có thể gây khó ngủ và khó thư giãn.
Cần phải xem xét chức năng của từng phòng trong nhà và bố trí đủ ánh sáng giúp đạt được mục đích của nó, chuyên gia Cullins nói.
Trong nhà của mình, nhà trị liệu Cecille Ahrens sử dụng tông màu trung tính và ánh sáng mặt trời để giữ tĩnh lặng và tập trung.
Có vẻ là ánh sáng trắng và xanh lá cây thúc đẩy trầm cảm.
Chuyên gia Ahrens tận dụng ánh sáng tự nhiên trong không gian sống của mình và mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành bất cứ khi nào có thể.
3. Một số âm thanh hỗn tạp
Hãy tắt TV khi không xem – SHUTTERTOCK
Một số âm thanh hỗn tạp như tiếng TV, có thể gây căng thẳng.
Chuyên gia Ahrens nói rằng tiếng ồn là tác nhân gây căng thẳng phổ biến và nó có nhiều dạng, bao gồm cả TV và các cuộc trò chuyện.
Mark Loewen, một nhà trị liệu và là người sáng lập văn phòng tư vấn LaunchPad Counseling, ở Virginia (Mỹ), gợi ý hãy tắt TV khi không xem, đặc biệt là khi đang xem tin tức. Mà nên mở nhạc nhẹ.
Nhìn vào màn hình TV cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Chuyên gia Ahrens nói rằng việc tiếp xúc với công nghệ hình ảnh có thể gây ra căng thẳng, đặc biệt nếu quá nhiều, theo Insider.
4. Sự bừa bộn
Chuyên gia Ahrens nói rằng vô tổ chức và lộn xộn thường gây ra căng thẳng.
Một không gian bẩn có thể báo hiệu sự hỗn loạn và khó chịu cho cơ thể chúng ta, từ đó tạo ra căng thẳng, chuyên gia Cullins nói.
Với TV, loa và các thiết bị điện tử khác, phòng khách thường là nơi chứa nhiều dây điện. Điều này có thể gây khó chịu đối với một số người, chuyên gia Cullins nói.
Chuyên gia Loewen trước đây đã nói rằng, sự lộn xộn làm bận rộn tâm trí hơn.
Chuyên gia giải thích, giải phóng không gian sống, bạn cho tâm trí mình được nghỉ ngơi.
5. Đồ đạc cũ kỹ hoặc cũ nát
Chuyên gia Ahrens cho biết, đồ trang trí lỗi thời hoặc đồ nội thất cũ kỹ có thể khiến tinh thần đi xuống.
Ví dụ, chuyên gia Ahrens cho biết một chiếc bàn ăn xập xệ có thể khiến bạn không muốn ngồi ăn ở nơi đó.
Cô Ahrens nói, nếu ghế sofa trong phòng khách đã cũ, bẩn hoặc lỗi thời, bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi ở trong không gian đó, theo Insider.
6. Làm việc trong phòng khách
Nhà trị liệu Ariel Sank, từ Manhattan (Mỹ) khuyên nên tạo nơi làm việc và thư giãn riêng, bạn không chỉ tạo ra sự tách biệt về thể chất mà còn là sự tách biệt về tinh thần với cả hai.
Ngay cả việc thay đổi ghế hoặc bàn làm việc khác với khi thư giãn cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn, cô Sank nói.
Thấy em gái ở trọ vất vả, anh trai xây tặng căn nhà 100m2, sống vừa sang vừa xịn
Tuy chỉ có mình người em sinh hoạt trong ngôi nhà này nhưng không gian nào cũng được chăm chút cực tỉ mỉ.
Từng trải qua quãng thời gian ở trọ xa nhà để học tập và làm việc, người anh trai cực kỳ thấu hiểu những bất tiện khi phải sinh hoạt trong một căn phòng nhỏ bé: Mùa hè thì oi bức, mùa mưa thì ẩm mốc. Vì vậy, sau bao năm làm việc tích góp, mong muốn lớn nhất của anh là hoàn thiện căn nhà nhỏ, căn nhà chứa đựng tất cả tình yêu thương dành cho người em gái duy nhất của mình.
Người em làm việc trong ngành ngân hàng nên khá bận rộn, hàng ngày tiếp xúc với nhiều người và có lối sống đơn giản nên mong muốn có được không gian nhỏ gọn hợp lý. Ngoài ra, ngôi nhà phải có những khu vực thư giãn và những nơi “trốn”, khép mình đúng nghĩa, đặc biệt phải sử dụng triệt để ánh sáng tự nhiên.
Ngôi nhà được người anh trai xây cho em gái
Vị trí căn nhà theo hướng Tây nên mặt t.iền khép kín, bên trong thoáng mở nhằm giảm lượng nhiệt
Phòng khách nhã nhặn
Khu vực bếp và bàn ăn
Ngôi nhà nằm trên khu đất 5x20m và chỉ có người em gái sử dụng. Nó có mặt t.iền hẹp và dài theo lối nhà phố điển hình. Do đó, các kiến trúc sư đã bố trí 3 ô thông tầng giúp ánh sáng lọt vào từng khu vực của cả nhà, ở những khoảng thông tầng cũng được bố trí mảnh xanh.
Tại những khu vực thư giãn, kiến trúc sư luôn nhường lại một diện tích trồng cây xanh. Đây là giải pháp kiến trúc 3 lớp được ngăn bởi 3 khoảng thông tầng xen kẽ cây xanh để tạo nên khoảng “thở”, đồng thời bố trí mái kính lấy gió giúp cho ngôi nhà luôn thông thoáng, tránh tiếp xúc bức xạ mặt trời.
Khi mặt trời đốt nóng mái kính ở phía sau thì không khí nóng bốc lên, khi tình trạng thiếu không khí xảy ra thì lượng không khí mát ở phía trước chạy qua làm cho ngôi nhà mát mẻ. Không gian ở được che bởi lớp gạch và cây xanh trên mái nên chủ nhà hầu như không cần sử dụng điều hòa.
Khu vực nghỉ trên tầng
Phòng ngủ gọn gàng, ấm cúng
Ba khoảng giếng trời giúp ngôi nhà luôn thông thoáng
Cây xanh được bố trí ở cả ban công
Khu vệ sinh phòng ngủ chính có mảng xanh nhỏ, giúp wc trở nên thoáng hơn
Nguồn: Nhà của Gió – Green Concept