Để giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ thì kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã xác định được mức đường huyết lý tưởng ở người tiểu đường để ngăn nguy cơ đau tim, đột quỵ.
Ở bệnh nhân tiểu đường từng bị đột quỵ, nghiên cứu phát hiện có một mức đường huyết tối ưu có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mạch m.áu như đột quỵ, đau tim, theo Science Daily.
Bài Viết Liên Quan
- Bé 20 tháng t.uổi hiến tim, gan, thận cứu 5 người
- Trang web y tế hàng đầu của Mỹ cảnh báo 15 dấu hiệu ung thư: Đi khám ngay dù chỉ gặp dấu hiệu nhỏ!
- 8 dấu hiệu cảnh báo vấn đề về gan
Duy trì đường huyết ở mức khỏe mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) thực hiện, được đăng trên chuyên san Neurology. Nhóm khoa học đã phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 18.500 người. Độ t.uổi trung bình của họ là 70.
Tất cả đều từng nhập viện vì đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ. Nguyên nhân của loại đột quỵ này là vì cục m.áu đông làm tắc nghẽn mạch m.áu. Khi nhập viện, họ đều được đo đường huyết bằng xét nghiệm hemoglobin A1C.
Xét nghiệm hemoglobin A1C dùng để kiểm tra tỷ lệ protein hemoglobin gắn với đường glucose trong m.áu. Hemoglobin là thành phần chính của hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ô xy trong m.áu.
Nếu xét nghiệm A1C cho kết quả 5,7% được coi là bình thường, từ 6,5% trở lên là tiểu đường. Trong nghiên cứu, mức A1C trung bình của những người tham gia là 7,5%.
Những người tham gia nghiên cứu sẽ được theo dõi sức khỏe trong 1 năm. Kết quả cho thấy nếu mức A1C từ 7% trở lên thì nguy cơ nhập viện vì đau tim và đột quỵ sẽ tăng.
Cụ thể, những người có mức A1C từ 7% sẽ có nguy cơ nhập viện vì đau tim và đột quỵ cao hơn lần lượt 27% và 28% so với người có mức A1C từ 6,5% trở xuống.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học tin rằng mức A1C tối ưu để giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các vấn đề liên quan đến mạch m.áu ở bệnh nhân tiểu đường là dao động từ 6,8 đến 7%.
Những phát hiện mới này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì đường huyết trước nguy cơ đau tim, đột quỵ. Để kiểm soát đường huyết tốt, các chuyên gia sức khỏe khuyến người người bị tiểu đường cần duy trì lối sống lành mạnh, theo Science Daily.
Cụ thể, họ cần tránh các món có nhiều đường bột, tập thể dục thường xuyên, giảm cân, uống thuốc đầy đủ và thực hiện đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn hoa quả trước khi đi ngủ?
Ăn hoa quả trước khi đi ngủ không phải ý kiến tệ, nhưng cần ăn đúng cách, đúng loại sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Theo Healthline , việc ăn hoa quả trước khi ngủ không phải là ý kiến quá tệ, bởi chúng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng cho biết, việc ăn nhiều trái cây còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như sỏi thận, đột quỵ, đau tim… Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn một phần nhỏ hoặc ăn chúng khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, để tránh gây gián đoạn tới giấc ngủ.
Tờ Foodeatsafe còn cho rằng, tiêu thụ một số loại trái cây lành mạnh trước khi ngủ sẽ giúp lượng đường trong m.áu ổn định và cung cấp năng lượng cần thiết để đốt cháy mỡ và tái tạo cơ suốt đêm.
Ăn hoa quả trước khi ngủ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Ảnh:HQ
Mặc dù vậy, khi lựa chọn hoa quả để làm bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, bạn cũng nên lưu ý chỉ ăn những loại quả phù hợp. Hầu hết các loại trái cây đều chứa một lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ khiến nồng độ đường huyết gia tăng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Do đó, theo các chuyên gia từ Healthline , người tiêu dùng chỉ nên giới hạn một số loại quả, đặc biệt là các loại trái cây chứa ít calo nếu bạn đang giảm cân, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ lẫn cân nặng của mình. Trong đó, chuối, kiwi, cherry, dâu, đu đủ, các loại hạt như hạnh nhân là một ví dụ điển hình dành cho bữa tối nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon.