Trong lúc mẹ làm việc sau vườn, b.é t.rai 14 tháng t.uổi chơi trong nhà và bị té vào xô nước.
Tai nạn khiến bé ngưng tim, ngưng thở, tổn thương não không thể phục hồi.
Câu chuyện đau lòng trên vừa xảy ra với b.é t.rai 14 tháng t.uổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM.
Trước đó theo lời gia đình, trong lúc mẹ làm sau vườn, b.é t.rai chơi chung với em họ ở trong nhà. Lát sau, người em họ chạy ra ngoài hốt hoảng báo rằng bé đã té vào xô nước trong nhà, nằm bất động. Lập tức gia đình chạy vào, vớt bé ra nhưng bệnh nhi đã tím tái và mê sâu.
Khi được đưa đi Bệnh viện huyện Củ Chi, bé đã trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Các bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi 30 phút để bệnh nhi có tim lại, sau đó chuyển lên tuyến trên vào ngày 24/11.
Bài Viết Liên Quan
- Vì sao trẻ không té ngã nhưng đau chân nhức nhối kéo dài?
- Cắt khối u khổng lồ cho sản phụ từ chối điều trị ung thư để sinh con
- Cảnh giác với bệnh truyền nhiễm
Bệnh nhi bị tổn thương não không thể phục hồi (Ảnh: BVCC).
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, ngay lập tức bé được ê-kíp bác sĩ khoa Cấp Cứu nỗ lực điều trị thở máy, chống phù não tích cực.
Tuy nhiên, do đã chìm lâu trong nước, bệnh nhi bị thiếu oxy não nghiêm trọng không thể phục hồi. Theo các bác sĩ, bé dù giữ được tính mạng nhưng không còn khả năng nhận thức, gần như phải sống cảnh “người thực vật” suốt đời.
Bác sĩ Phạm Hoàng Minh Khôi, quyền Phó khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, đây là tai nạn rất thương tâm và cũng thường hay gặp tại khoa vào các dịp nghỉ hè, lễ Tết. Nhất là giai đoạn nghỉ do dịch bệnh Covid-19 hiện nay, khiến nguy cơ trẻ gặp sự cố khi sinh hoạt rất cao.
Do bản tính của trẻ con rất thích khám phá, đặc biệt là nước, bác sĩ khuyên phụ huynh lưu ý không để trẻ một mình mà không có người lớn bên cạnh. Nhà có các xô hay chậu nước thì nên có nắp đậy hay chỉ để xô chậu trống. Khi phát hiện con em mình tại hiện trường nên cố gắng bình tĩnh cấp cứu ban đầu.
Cụ thể sau khi vớt bé ra thì đặt trên mặt phẳng cứng, dùng khăn lau và ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt, gọi người khác hỗ trợ để có thể hà hơi thổi ngạt cũng như ấn tim ngoài lồng ngực. Tránh vác nạn nhân vì có thể gây ra những thương tổn thứ phát. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Phương pháp sơ cứu người bị đuối nước đúng cách
Thời điểm vàng sơ cứu là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống).
Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ, khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.
Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước.
Đặt nạn nhân nằm nghiêng, móc hết dị vật, đàm nhớt trong họng để giải phóng đường thở.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, không tự thở, phải tiến hành cấp cứu tại chỗ
Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Cảnh giác phù phổi cấp sau khi đuối nước
Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước.
Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi… Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu. Nếu để lâu, nguy cơ t.ử v.ong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Những sai lầm cần tránh
Thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy là hành động hoàn toàn sai vì nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Hơn nữa, khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Tránh hơ lửa – hành động này không giúp được gì, còn có nguy cơ bị bỏng nặng.
Cứu bệnh nhân COVID-19 hai lần ngưng tim: ‘Lo âu theo từng nhịp đ.ập trái tim bệnh nhân’
Rất nhiều cung bậc cảm xúc, hồi hộp lo âu theo từng nhịp đ.ập trái tim bệnh nhân. Có những thời điểm mà chậm vài phút thì cơ hội sống sẽ qua đi vĩnh viễn, bác sĩ Nguyễn Thái Anh (Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ.
Bệnh nhân Đào Quang Dũng (48 t.uổi) bị nhồi m.áu cơ tim cấp rất nặng và mắc COVID-19, đe dọa 2 lần ngưng tim, đã hồi phục kỳ diệu sau 10 ngày điều trị tích cực – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sáng 28-9, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống ngoạn mục bệnh nhân Đào Quang Dũng (48 t.uổi) bị nhồi m.áu cơ tim cấp rất nặng và mắc COVID-19.
Chia tay các y bác sĩ để xuất viện sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân Dũng chia sẻ: “Tôi như c.hết đi sống lại, xin chân thành cảm ơn các y bác sĩ đã tận tình mang tôi trở về từ cõi chết”.
Trước đó, ngày 15-9, Bệnh viện dã chiến Bình Minh (trực thuộc Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân Dũng vì khó thở và có kết quả dương tính với COVID-19. Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân suy hô hấp do nhồi m.áu cơ tim cấp trên bệnh nhân COVID-19 nên được chuyển về Bệnh viện điều trị COVID-19 TP Thủ Đức để điều trị hồi sức chuyên sâu.
Các bác sĩ nhận định đây là tình trạng nhồi m.áu cơ tim cấp rất nặng với chức năng co bóp tim còn 20% (bình thường>50%). Bệnh nhân ngày càng khó thở và huyết áp tụt dần.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển xuống phòng thông tim can thiệp để chụp mạch vành với kết quả tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành liên thất trước bên trái. Bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng huyết áp tụt rất thấp và tim ngưng đ.ập.
Êkip bác sĩ và điều dưỡng cùng nhau hồi sức tim phổi ngay trong phòng thông tim với bộ đồ bảo hộ chống lây nhiễm COVID-19.
Sau 15 phút, trái tim yếu ớt của bệnh nhân đã đ.ập trở lại dưới sự hỗ trợ của máy thở và thuốc nâng nhịp tim. Các bác sĩ tiếp tục thông tim đặt stent thành công mạch vành bị tắc nghẽn, tái thông dòng m.áu cho bệnh nhân sau gần 2 giờ can thiệp.
Những ngày sau, bệnh nhân hôn mê phải thở máy và dùng thuốc vận mạch liều cao. Một vấn đề nan giải l.àm t.ình trạng bệnh nhân xấu hơn đe dọa ngưng tim lần 2 là sau 1 ngày can thiệp, bệnh nhân xuất hiện dịch khoang màng ngoài tim lượng nhiều làm huyết áp tụt sâu hơn.
Các bác sĩ khoa hồi sức phải chọc hút khoảng 500ml dịch trong khoang màng ngoài tim để cấp cứu lần 2 cho bệnh nhân.
Thật kỳ diệu, sau 5 ngày hồi sức, nhịp đ.ập tim của bệnh nhân cải thiện dần, huyết áp tốt lên, bệnh nhân tỉnh táo và rút được ống nội khí quản. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện một cách kỳ diệu.
Bác sĩ Nguyễn Thái Anh, khoa hồi sức tim mạch Bệnh viện TP Thủ Đức – người trực tiếp can thiệp mạch vành cho bệnh nhân, chia sẻ: “Rất nhiều cung bậc cảm xúc trên bệnh nhân này, hồi hộp lo âu theo từng nhịp đ.ập trái tim bệnh nhân.
Có những thời điểm mà chậm vài phút thì cơ hội sống sẽ qua đi vĩnh viễn, may mắn là bệnh nhân đã hồi phục một cách thần kỳ. Các y bác sĩ đã cùng nhau mang lại cơ hội sống cho một bệnh nhân vừa bị nhồi m.áu cơ tim rất nặng vừa nhiễm COVID-19″.