Sau 1 tuần tích cực điều trị tất cả các bệnh nhân phản ứng sau tiêm vaccine tại Công ty TNHH giầy Kim Việt, huyện Nông Cống sức khỏe ổn định và đã xuất viện.
Ngày 29/11, trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, ông Lê Văn Sỹ – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa xác nhận: “Ngay sau khi nhận được thông tin về các trường hợp phản ứng sau tiêm, bệnh viện đã huy động tối đa điều kiện trang thiết bị, thuốc và nhân lực tốt nhất, cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn từ Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu, điều trị cho người bệnh. 11 bệnh nhân tại huyện Nông Cống đang điều trị tại bệnh viện hiện sức khỏe đã ổn định, chiều nay (ngày 29/11) chúng tôi sẽ làm thủ tục xuất viện cho 11 bệnh nhân trên”.
Thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Nông Cống cho biết thêm, 51 người theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cũng đã xuất viện.
Bài Viết Liên Quan
- Mũ chắn giọt b.ắn không có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn virus SARS-Cov-2
- Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ nữ thường hay bỏ qua
- Đọc nhãn dinh dưỡng thế nào để chọn thực phẩm cho đúng?
Tất cả các bệnh nhân tai biến sau tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Thanh Hóa được xuất viện.
Trước đó, ngày 23/11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vaccine mũi 2 tại Công ty TNHH giầy Kim Việt phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động. Trong quá trình tổ chức tiêm chủng đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm.
Ngay sau đó, Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống và lực lượng phản ứng nhanh của ngành y tế sơ cứu, cấp cứu ngay tại chỗ theo hướng dẫn chuyên môn và chuyển tuyến về Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị…
Sau khi sự cố xảy ra, Sở Y tế Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đ.ánh giá nguyên nhân.Tham dự cuộc họp có các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai; các chuyên gia của Văn phòng Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các thành viên Hội đồng tư vấn chuyên môn đ.ánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm vaccine…
Ăn lòng lợn, b.é t.rai 10 t.uổi gặp tai nạn suýt m.ất m.ạng
B.é t.rai (Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, người tím đen do hóc dị vật.
Dị vật là miếng tràng lợn dài 2,5 cm đã lấp kín đường thở.
Tai nạn xảy ra bất ngờ với b.é t.rai 10 t.uổi ở Cầu Giấy, Hà Nội trong quá trình ăn uống. Theo lời kể của người nhà, trước khi vào viện trẻ ăn cơm trưa cùng gia đình có món lòng lợn, tràng lợn. Tuy nhiên, đang ăn trẻ bỗng dưng không thở được, tím tái, bất tỉnh… Hoảng hốt gia đình vội vàng đưa con vào khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện 19-8.
Thượng tá, bác sĩ chuyên khoa II Mạch Thọ Thái, Trưởng khoa Cấp cứu A9, cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, ngừng tim, ngừng thở, nguy kịch đến tính mạng, cả người tím đen vì thiếu oxy, bất tỉnh, người nhũn. Ngay lập tức, các y bác sĩ của khoa đã tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, lấy dị vật trong khí quản của bệnh nhi là một miếng tràng lợn dài 2,5cm. Miếng tràng lợn lấp kín đường thở của trẻ.
Ảnh minh họa: H.K.
Trẻ được đặt nội khí quản bóp bóng oxy, làm các biện pháp cấp cứu ở mức cao nhất. Sau ít phút, bệnh nhi dần hồi tỉnh, da niêm mạc hồng hào, mạch 112 lần/ phút, huyết áp 100/60 mmHg… Để đảm bảo an toàn, sau đó trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị tiếp. Hiện trẻ đã được xuất viện.
Theo BS Thái, dị vật đường thở vô cùng nguy hiểm, thời gian cấp cứu là vàng vì chỉ sau 5 phút trẻ có thể bị mất não do bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Cũng vì thế, rất nhiều trường hợp không thể cứu được, có ca cứu được nhưng người bệnh lại rơi vào tình trạng mất não.
“Trường hợp này rất may mắn cứu được và không để lại di chứng vì nhà gần bệnh viện nên trẻ được đưa đến viện cấp cứu hết sức kịp thời. Chỉ chậm vài giây là bệnh nhân đã có thể không cứu được”, BS Thái nhấn mạnh.
Cũng theo bác sĩ, khoa cũng từng tiếp nhận một số trường hợp cấp cứu vì bị sặc sữa, sặc cháo nhưng cấp cứu đơn giản hơn. Đây là lần đầu các bác sĩ gặp dị vật là miếng tràng lợn.
Để tránh cho trẻ gặp những tai nạn hóc dị vật, với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh phải luôn để mắt đến con, không cho trẻ chơi bất kỳ vật nhỏ nào có thể đưa được vào miệng ngậm mút. Trước khi cho trẻ ăn các loại thức ăn có xương nhỏ, hoặc các loại hạt hay hoa quả có hạt như đậu phộng, hạt dưa, hạt bí, na… cần phải loại bỏ hết xương, hạt trước. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nuốt vật lạ vào miệng phải đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Với trẻ lớn cũng không nên mất cảnh giác, không nên đùa nghịch trong bữa ăn, nhai chậm nuốt chậm, không nên ăn vội vàng…