Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học eLife ngày 22.5.2022, đã phát hiện ra rằng ăn 1 quả trứng mỗi ngày có thể giúp chống lại sự tắc nghẽn, từ đó có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ, theo tạp chí y khoa News Medical.
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng cũng chứa nhiều cholesterol. Nên ăn trứng có lợi hay có hại cho sức khỏe tim mạch là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Bài Viết Liên Quan
- Đ.ánh răng tốt cho tim mạch
- Từ sự việc em bé 3 t.uổi nghi bị mẹ đ.ánh chấn thương sọ não, hãy nhớ những điểm ‘tử huyệt’ cha mẹ dù giận đến đâu cũng không được chạm vào
- T.iền Giang đôn đốc các địa phương tăng tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 gấp 20 lần/ngày
Ăn một lượng trứng vừa phải có thể chống lại sự tắc nghẽn, từ đó có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 của Trung Quốc, được công bố trên tạp chí nghiên cứu về bệnh tim mạch Heart, bao gồm khoảng nửa triệu người, cho thấy những người ăn khoảng 1 quả trứng mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn đáng kể so với những người ít ăn trứng.
Giờ đây, để hiểu rõ hơn về mối liên quan này, các tác giả của nghiên cứu này đã thực hiện một nghiên cứu mới nhằm khám phá việc tiêu thụ trứng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào, theo News Medical.
“Rất ít nghiên cứu xem xét vai trò của sự chuyển hóa cholesterol khi tìm hiểu tác động của việc tiêu thụ trứng đối với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, vì vậy chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này”, tác giả đầu tiên, thạc sĩ khoa học Lang Pan (chuyên Khoa Dịch tễ học và Thống kê Sinh học, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc), cho biết.
Nhà nghiên cứu Pan và nhóm nghiên cứu đã chọn 4.778 người tham gia từ Ngân hàng dữ liệu sinh học của Trung Quốc Kadoorie Biobank, trong đó có 3.401 người mắc bệnh tim mạch và 1.377 người không mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ hạt nhân để đo 225 chất chuyển hóa trong m.áu của những người tham gia. Trong số các chất chuyển hóa này, họ đã xác định được 24 chất có liên quan đến mức tiêu thụ trứng.
Kết quả cho thấy những người ăn một lượng trứng vừa phải có lượng cao hơn trong m.áu của loại protein cấu tạo nên cholesterol “tốt” HDL. Những người này đặc biệt có nhiều phân tử cholesterol “tốt” HDL trong m.áu hơn, giúp loại bỏ cholesterol khỏi mạch m.áu và do đó chống lại sự tắc nghẽn, từ đó có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ, theo News Medical.
Những người ăn ít trứng hơn có lượng chất chuyển hóa có lợi thấp hơn và lượng chất có hại trong m.áu cao hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mức độ cholesterol “tốt” HDL càng cao càng tốt. Vì HDL hoạt động như một “chất dọn dẹp”, mang cholesterol “xấu” LDL ra khỏi động mạch và đưa trở về gan, ở đó LDL bị phá vỡ và đào thải khỏi cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đã xác định thêm 14 chất chuyển hóa có liên quan đến bệnh tim. Họ cũng phát hiện ra rằng những người ăn ít trứng hơn có lượng chất chuyển hóa có lợi thấp hơn và lượng chất có hại trong m.áu cao hơn so với những người ăn trứng thường xuyên hơn, theo News Medical.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Canqing Yu, Phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: Kết hợp những yếu tố này, kết quả đã xác nhận ăn một lượng trứng vừa phải có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.
Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải có nhiều chiến lược hơn để khuyến khích người dân tiêu thụ trứng vừa phải, để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung, theo News Medical.
Những nơi nào là dễ hình thành cục m.áu đông nhất trên cơ thể?
Cục m.áu đông là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì có thể gây tắc nghẽn lưu thông m.áu và làm c.hết mô.
Dù phần lớn các cục m.áu đông hình thành trong tĩnh mạch nhưng chúng vẫn có thể xuất hiện ở động mạch và buồng tim.
Cục m.áu đông có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Tuy nhiên, một số khu vực cụ thể sẽ dễ xảy ra hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Cục m.áu đông nếu không điều trị có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hay thuyên tắc phổi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những nơi cục m.áu đông xuất hiện nhiều nhất là chân, xương chậu, cánh tay, đầu và cổ. Bên cạnh đó, những vị trí dù ít phổ biến nhưng vẫn có thể xuất hiện cục m.áu đông là tim và phổi.
Dù cục m.áu đông xuất hiện ở đâu trong cơ thể thì điều quan trọng là người bệnh phải tìm đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, chúng sẽ hình thành khi mạch m.áu bị tổn thương và cơ chế đông m.áu tự nhiên được kích hoạt. Các cục m.áu đông này sẽ tự động tan sau đó. Thế nhưng, nếu không tan thì sẽ là vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Một nguyên nhân khác khiến cục m.áu đông hình thành là do sự thay đổi trong lưu lượng m.áu, chẳng hạn như khi bạn đang mang thai hay dùng một số loại thuốc nhất định.
Nếu cục m.áu đông trong động mạch thì chúng có thể ngăn cản dòng m.áu giàu ô xy đến tim hoặc não. Hậu quả là gây đau tim hay đột qụy.
Trong trường hợp cục m.áu đông trong tĩnh mạch, chúng có thể cắt đứt nguồn cung m.áu đến một vùng cơ thể nào đó và gây sưng, đau, thậm chí c.hết mô.
Trên thực tế, cục m.áu đông phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Số liệu của Hiệp hội Huyết học Mỹ cho thấy mỗi năm nước này có đến 900.000 người bị chẩn đoán mắc cục m.áu đông.
Cục m.áu đông chia ra làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục m.áu đông hình thành ở tĩnh mạch sâu trong cơ thể, thường là ở chân.
Các triệu chứng điển hình của huyết khối tĩnh mạch sâu là đau, sưng và da đỏ ở vùng bị ảnh hưởng. Nếu cục m.áu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi thì có thể gây thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng, theo Healthline.