Nghiên cứu mới đã tìm ra cách có thể đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2, và những người mắc bệnh có thể không cần dùng thuốc nữa.
Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Endocrine Society’s Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism – tạp chí của Hiệp hội Nội tiết quốc tế, sau khi áp dụng chế độ ăn “ nhịn ăn gián đoạn” (NAGĐ), bệnh nhân tiểu đường đã thuyên giảm hoàn toàn bệnh, với mức chỉ số đường huyết trung bình HbA1c dưới 6,5% kéo dài trong ít nhất 1 năm sau khi ngừng dùng thuốc, theo chuyên trang khoa học Science Daily.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn NAGĐ đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây như một phương pháp giảm cân hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy NAGĐ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Từ một nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Dongbo Liu, từ Đại học Nông nghiệp Hồ Nam ( Trung Quốc), cho biết bệnh tiểu đường loại 2 không nhất thiết là bệnh vĩnh viễn, suốt đời, mà bệnh có thể thuyên giảm nếu bệnh nhân giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy áp dụng việc NAGĐ có thể làm thuyên giảm bệnh tiểu đường ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 và những phát hiện này có thể giúp ích cho hơn 537 triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới, tiến sĩ Dongbo Liu nói.
Nghiên cứu, do Đại học Nông nghiệp Hồ Nam (Trung Quốc) thực hiện, bao gồm 72 người ở độ t.uổi từ 38 đến 72, mắc bệnh tiểu đường trong 1 đến 11 năm.
Một nửa được áp dụng chế độ NAGĐ trong 3 tháng, trong khi những người khác ăn uống bình thường.
Những người NAGĐ đã giảm trung bình gần 6 kg, trong khi những người còn lại chỉ giảm trung bình 0,27kg.
Kết quả cho thấy gần 90% người áp dụng đã giảm lượng thuốc điều trị tiểu đường sau khi NAGĐ (bao gồm thuốc thuốc hạ đường huyết và insulin).
Đặc biệt, 55% số người áp dụng đã thuyên giảm bệnh tiểu đường, ngừng dùng thuốc trị tiểu đường và duy trì trong ít nhất 1 năm, theo Science Daily.
Và điều đặc biệt hơn nữa là cả những bệnh nhân tiểu đường “lâu năm” từ 6 – 11 năm vẫn thuyên giảm bệnh, với tỷ lệ là 65% trong số này đã thuyên giảm bệnh.
Điều này trái với quan điểm thông thường cho rằng “chỉ người mới mắc bệnh tiểu đường trong thời gian ngắn dưới 6 năm mới có thể chữa khỏi bệnh”.
Tiến sĩ Liu cho biết: Chi phí thuốc điều trị tiểu đường đã giảm đến 77% ở những người mắc bệnh tiểu đường sau khi áp dụng NAGĐ.
Tuy nhiên, nghiên cứu này rất nhỏ và cần phải theo dõi những người tham gia trong nhiều năm nữa, vì lượng đường trong m.áu cao thường có thể quay trở lại.
Nhưng kết quả này bổ sung bằng chứng từ một thử nghiệm do Đại học Newcastle ở Anh dẫn đầu, cho thấy gần một nửa số người theo chế độ ăn kiêng cực kỳ ít calo gồm súp và sinh tố có thể làm giảm lượng đường trong m.áu xuống mức không còn là bệnh tiểu đường.
Cách tiếp cận này, đã được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thí điểm, dự kiến sẽ được triển khai trên toàn quốc, theo Science Daily.
Nhịn ăn gián đoạn là gì?
Chế độ ăn NAGĐ thường được chia thành 2 loại:
Chế độ ăn 16:8: Chỉ ăn trong khung thời gian 6 – 8 giờ mỗi ngày. Những người theo chế độ ăn này sẽ nhịn ăn suốt 16 giờ qua đêm và ăn bất cứ thứ gì họ muốn trong 8 giờ còn lại – có thể là từ 9 – 10 giờ sáng đến 5 – 6 giờ chiều.
Sau khi áp dụng chế độ ăn “nhịn ăn gián đoạn”, bệnh nhân tiểu đường đã thuyên giảm hoàn toàn bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn 5:2. Chỉ phải ăn hạn chế lượng calo ở mức 500 – 600 một ngày, trong 2 ngày một tuần và 5 ngày còn lại ăn bình thường.
Ngoài việc giảm cân, NAGĐ 16:8 có tác dụng cải thiện việc kiểm soát mức đường huyết, tăng cường chức năng não và giúp sống thọ hơn.
Nhiều người thích ăn từ 11 giờ đến 7 giờ tối, nghĩa là chỉ cần bỏ bữa sáng.
Thức ăn nên ưu tiên trái cây, rau và ngũ cốc.
Uống nước và đồ uống không đường, theo Daily Mail.
Nghiên cứu tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu mới đã tìm ra công thức bữa ăn lý tưởng cho người mới mắc bệnh tiểu đường và người bị t.iền tiểu đường.
Đó là cắt giảm lượng tinh bột còn một nửa, và tăng lượng đạm thêm 20%.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ Diabetes Care, đã giải đáp câu hỏi mà mọi người bệnh tiểu đường đều quan tâm. Đó là làm sao để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa – Bệnh tiểu đường của Ấn Độ thực hiện, bao gồm 18.090 người tham gia, đã đưa ra các khuyến nghị về công thức bữa ăn cho người mới mắc bệnh tiểu đường và người bị t.iền tiểu đường.
Kết quả, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị về công thức bữa ăn để đẩy lùi bệnh tiểu đường như sau:
Cắt giảm lượng tinh bột còn một nửa, và tăng lượng đạm thêm 20% có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đối với người mới mắc bệnh tiểu đường
Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu để thuyên giảm bệnh tiểu đường mới phát là:
Tăng lượng đạm lên 19 – 20%
Tăng lượng chất béo lên 21 – 26%.
Chất xơ từ 5 đến 6%.
Phụ nữ cần cắt giảm carbs thêm 2% so với nam giới.
Người lớn t.uổi cũng cần cắt giảm carbs thêm 1% và tăng đạm thêm 1% so với người trẻ, theo The Indian Express.
Đối với người bị t.iền tiểu đường
Để thuyên giảm bệnh t.iền tiểu đường, các khuyến nghị:
Giảm lượng carbs còn 50 – 56%
Tăng lượng đạm lên 18 – 20%
Tăng lượng chất béo lên 21 – 27%
Chất xơ: 3 – 5%
Những người không hoạt động thể chất nên giảm carbs thêm 4% so với những người hoạt động tích cực, theo The Indian Express.
Một trong những tác giả nghiên cứu, tiến sĩ V Mohan, Trưởng khoa Tiểu đường tại Trung tâm Chuyên khoa Tiểu đường Dr. Mohan’s Diabetes Specialities Centre (Ấn Độ), cho biết: Thông thường, trong chế độ ăn uống, carbs chiếm khoảng 60 – 75% tổng lượng calo và chỉ 10% là đạm.
Tăng lượng đạm tốt nhất là đạm thực vật. Đạm động vật nên ưu tiên cá, gà, trứng, tránh thịt đỏ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Chúng tôi đã chỉ ra trong một số nghiên cứu trước đây rằng ăn quá nhiều cơm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cắt giảm carbs và tăng lượng đạm, thì bệnh tiểu đường có thể thuyên giảm, tiến sĩ V Mohan khuyến cáo.
Cắt giảm carbs như cơm, bánh mì, bún, phở.
Tăng lượng đạm tốt nhất là đạm thực vật. Đạm động vật nên ưu tiên cá, gà, trứng, tránh thịt đỏ.
Ví dụ: Người thường ăn 2 chén cơm hoặc 2 ổ bánh mì cho bữa trưa, có thể thay thế 1 chén cơm hoặc 1 ổ bánh mì bằng đạm lành mạnh, theo The Indian Express.
Công thức bữa ăn lý tưởng
Tiến sĩ Mohan khuyến nghị như sau:
Rau: 1/2 khẩu phần, gồm rau lá xanh, như đậu, bắp cải, súp lơ – những thứ này nên thay đổi hằng ngày (tránh loại giàu tinh bột như khoai tây)
Đạm: 1/4 khẩu phần, gồm cá, gà, trứng, đậu hoặc đậu nành
Carbs: 1/4 khẩu phần, gồm một ít cơm hoặc bánh mì, theo The Indian Express.