Nhiều người than phiền gần đây xuất hiện tình trạng đau cổ tay cảm giác lan ra ngón tay cái, lan lên cẳng tay.
Đau tăng khi vận động ngón cái đau liên tục nhất là đêm. Điều này xảy ra với khá nhiều nữ giới trong độ t.uổi từ 30 đến 50 t.uổi. Đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm gân cổ tay.
Viêm gân cổ tay là một nhóm các bệnh lý viêm các bao gân, điểm bám gân vùng cổ tay (bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, điểm bám gân mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay…) do chấn thương hoặc sự thoái hóa gân cơ ở người lớn t.uổi. Tình trạng này sẽ làm suy giảm chức năng gân và hạn chế hoạt động tay ở người bệnh. Vì thế, bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Viêm gân cổ tay không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý thực hiện điều trị bệnh ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Viêm gân cổ tay do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương (các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay…) hoặc các chấn thương có sự tác động đột ngột vào vị trí cổ bàn tay. Bệnh cũng có thể là hậu quả của tình trạng căng cơ, cứng khớp kéo dài không điều trị hoặc tái phát nhiều lần. Tình trạng này sẽ làm gân cổ tay dần dần mất đi khả năng hoạt động và gây viêm sưng cho gân hoặc bao gân.
Bên cạnh đó, sử dụng lực tay quá mức cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gân cổ tay. Điều này thường xảy ra ở các vận động viên thể thao các bộ môn yêu cầu lực tay nhiều và người lao động nặng như khuân vác, nhân viên văn phòng, phẫu thuật, cắt tóc, nội trợ. Bao gân là một lớp mô có chất nhầy giúp các hoạt động của cổ và bàn tay trở nên dễ dàng. Việc sử dụng lực cổ tay quá mức sẽ làm kích thích bao gân, gây viêm sưng ở bao gân và gân.
Viêm gân cổ tay ảnh hưởng đến gân cổ tay, gây khó khăn cho người bệnh trong các hoạt động thường ngày.
Triệu chứng viêm gân cổ tay thường gặp
Viêm gân cổ tay gồm những triệu chứng khá rõ ràng để nhận biết, tuy nhiên cũng dễ bị bỏ qua trong thời gian đầu phát bệnh. Những triệu chứng của bệnh thường gặp gồm:
Nhiều người cảm thấy khó cử động bàn tay và cổ tay, đặc biệt là những động tác xoay cổ tay như mở bình nước, xoay nắm cửa hoặc nâng vác.
Người bệnh cảm giác căng cơ, cứng khớp khi hoạt động tay.
Xuất hiện sưng gân cổ tay.
Có biểu hiện đau cổ tay, cơn đau dọc từ cổ tay đến ngón cái hoặc ngón út.
Ở một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị sốt.
Điều trị viêm gân cổ tay
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định trong đó các phương pháp điều trị bao gồm:
– Điều trị không dùng thuốc.
Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 6 tuần).
Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.
Chườm lạnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gân cổ tay ở người trẻ thường là những vi chấn thương.
– Đối với trường hợp phải dùng thuốc các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ.
Thuốc chống viêm không steroid đường uống.
Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain.
– Điều trị ngoại khoa chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả.
Can thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ sát vào đường hầm nữa. Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
Người bệnh cần tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài; cần xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cũng cần tập luyện cho gân dẻo dai qua những bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.
Người bệnh không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng vì dễ l.àm t.ình trạng viêm nặng thêm. Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp. Ngoài ra, nên có chế độ ăn đầy đủ sinh tố, đặc biệt ở phụ nữ khi mang thai hay sau khi sinh. Ở người lớn t.uổi, nên bổ sung thêm calci, dùng sữa và các sản phẩm của sữa (sữa chua, phomai ).
Đối với những trường hợp gân cổ tay bị sưng tấy nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp để được thăm khám xác định chẩn đoán bệnh, nguyên nhân bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
6 dấu hiệu ở chân cảnh báo sức khỏe bạn có “vấn đề”
Nếu nhìn vào ở chân mà thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám kẻo bệnh tình nặng thêm.
Thường xuyên bị chuột rút: Mất nước thường làm cơ bắp bị chuột rút vì vậy bạn nên uống đủ nước, đồng thời bổ sung thêm kali, magiê và canxi.
Để giảm nhẹ tình trạng chuột rút, bạn nên ngâm chân trong nước ấm và duỗi chân hướng lên mũi, không hướng xuống.
Nếu hiện tượng chuột rút diễn ra thường xuyên bạn nên đi khám sớm nhất có thể bởi bệnh nhân bị các bệnh: Tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu m.áu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc m.áu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút.
Xuất hiện màu xanh hoặc tím ở ngón chân: Trường hợp ngón chân thay đổi màu sắc ngay cả khi thời tiết ấm áp hay chân không bị lạnh, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về hội chứng ngón chân xanh, xảy ra khi các mạch m.áu bị chặn.
Do đó, nếu thấy chân xuất hiện các vết thâm màu xanh hoặc tím thì bạn nên đi kiểm tra tình trạng mạch m.áu sớm.
Đau gót chân: Đau gót chân khiến bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động. Chân là bộ phận nâng đỡ cả cơ thể, do đó bạn có thể bị đau gót chân khi đứng quá lâu hoặc chạy nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau gót chân không đơn giản như vậy.
Có rất nhiều tình trạng bệnh lý khiến một người bị đau gót chân trong đó phổ biến là: Viêm cân gan chân, bong gân và căng cơ, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa xương sụn, viêm khớp phản ứng, gãy xương, viêm gân gót chân, viêm bao hoạt dịch khớp, hội chứng ống cổ chân.
Khi bị đau gót chân vài ngày không khỏi tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.
Các mảng đen trên móng chân: Gan là nơi tiến hành lọc m.áu, giúp xử lý các chất độc. Bình thường gan chuyển hóa các chất có hại để giữ cho m.áu sạch và khỏe mạnh.
Khi gan có vấn đề, độc tố trong m.áu sẽ tăng lên, tuần hoàn m.áu không bình thường khiến bàn chân lắng đọng nhiều độc tố. Triệu chứng chính là móng chân có những đường dọc hoặc mảng đen.
Đau lòng bàn chân: Đau lòng bàn chân có thể được cảm nhận ở phần gót chân, giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ ngón chân tuỳ thuộc vào các bệnh lý khác nhau như: Viêm cân gan chân, viêm xương gót, đau ụ ngón chân, gãy xương cơ học hoặc gãy xương stress, hội chứng ống cổ chân.
Đôi khi đau lòng bàn chân tự hết sau một vài ngày. Nếu cơn đau kéo dài hơn hai tuần, hoặc cơn đau trầm trọng đi kèm với sưng tấy hoặc đổi màu da thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tê chân thường xuyên: Bị tê hai chân thường là dấu hiệu rối loạn ngoại vi hệ thần kinh, đa phần gây ra bởi bệnh tiểu đường, chứng nghiện rượu mãn tính hoặc hiệu ứng của hóa trị. Nếu chỉ bị tê một chân, có thể là dây thần kinh bị ép chặt ở chân, mắt cá và lòng bàn chân, thông thường do bạn đi giày quá chật trong thời gian dài.