Để ngành y tế và đội ngũ thầy thuốc hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, Nhà nước cần có hành lang pháp lý thông thoáng, tránh tình trạng bất cập về cơ chế như trong thời gian vừa qua.
Vươn tầm thế giới
Các ngày 3-4/1 vừa qua có lẽ sẽ đi vào lịch sử của ngành y khi các bác sỹ, y tá Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phối hợp ghép tạng thành công, hồi sinh sự sống cho 8 người, bao gồm 2 bệnh nhân được ghép tim, 2 bệnh nhân được ghép gan và 4 bệnh nhân được ghép thận.
Cũng trong khoảng thời gian này, ngày 4/1, lần đầu tiên, tại bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ của các bệnh viện TP.HCM thực hiện thành công ca thông tim bào thai cho thai nhi trai 32 tuần bị dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca thông tim bào thai đầu tiên ở Việt Nam và ở Đông Nam Á. Ngày 30/1, b.é t.rai và bệnh nhi đặc biệt chào đời khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ, trong sự xúc động của gia đình và các bác sĩ.
Những thành quả trên đây tiếp tục khẳng định trình độ chuyên môn của độ ngũ thấy thuốc Việt Nam càng ngày càng được nâng cao, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật tiên tiên của thế giới. Việt Nam trở thành địa chỉ chữa bệnh của hàng trăm nghìn Việt kiều và người nước ngoài.
Quá trình can thiệp thông tim bào thai tại bệnh viện Từ Dữ ngày 4/1 vừa qua. Ảnh: BVCC
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Phó Chủ tịch Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, nói: “Nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa do bác sĩ Việt Nam hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho các nước trên thế giới. Đặc biệt, ngày càng nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để chữa bệnh”.
Năm 2018, các bệnh viện trong nước đã tiếp nhận 300.000 người nước ngoài đến khám ngoại trú, trong đó 57.000 người vào điều trị nội trú. Phần lớn trong số này là Việt kiều hoặc mang quốc tịch Lào, Campuchia; ngoài ra còn có một số người mang quốc tịch Nhật Bản, Hàn Quốc… khám, chữa các loại bệnh về răng, thẩm mỹ, hỗ trợ sinh sản.
Lãnh đạo bệnh viện Việt Đức cho biết, một năm trở lại đây, Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn của bệnh viện đón nhận nhiều trường hợp người bệnh mổ áp xe h.ậu m.ôn, rò h.ậu m.ôn nhiều lần tại các nước như Ba Lan, Hungary, Nhật Bản, Anh, New Zealand… điều trị ở nước sở tại không khỏi, tái phát tìm đến Việt Nam điều trị.
Trong lĩnh vực sản khoa, thụ tinh trong ống nghiệm, sàng lọc chẩn đoán trước sinh, nuôi dưỡng và cứu sống trẻ sinh non của Việt Nam cũng đạt những bước tiến lớn. Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về sản phụ khoa uy tín. Mỗi năm có hàng trăm cặp vợ chồng nước ngoài đến Việt Nam chữa vô sinh. Nhiều Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài cũng tìm về quê nhà để điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam chi phí thấp hơn các nước, cơ hội thành công của một chu kỳ điều trị khá cao.
Nghề cao quý nhưng tràn đầy nhọc nhằn
Có thể nói nghề của các thầy thuốc là nghề đặc biệt. Mỗi người ngay từ lúc còn phôi thai nằm trong bụng mẹ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng đều cần đến bàn tay thăm khám, chăm sóc của thầy thuốc. Ngay cả khi ở độ t.uổi sung sức, ít ai mỗi năm không một đôi lần cần phải cậy nhờ các thầy thuốc, nếu không khám chữa bệnh thì cũng kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cũng ít có nghề nào vất vả như nghề y. Ngay từ khi học nghề, các sinh viên trường y vất vả hơn bất cứ ngành nào. Học đại học 6 năm và lịch học kín cả ngày. Sáng học lâm sàng ở bệnh viện, chiều học lý thuyết ở giảng đường, tối trực viện và tùy theo năm học, sinh viên phải làm đủ các công việc từ bưng bô đổ vịt, thay băng, tiêm truyền đến làm bệnh án… Để được làm nghề thực thụ, sau khi tốt nghiệp đại học y, họ tiếp tục phải học 2 – 3 năm sau đại học.
Còn khi hành nghề thì sao? Nếu ai đã từng công tác trong ngành y hay có người nhà công tác ở các bệnh viện hoặc những ai đã từng điều trị ở bệnh viện mới thấu hiểu được công việc căng thẳng, bận rộn, nặng nhọc của các thầy thuốc, trên trang báo này khó có thể mô tả hết được.
Nhưng thật trớ trêu, nghề y cũng là một trong những nghề hay bị trách cứ nhất, thậm chí bị người nhà bệnh nhân h.ành h.ung. Bởi đối tượng phục vụ của họ là người bệnh từ trẻ sơ sinh đến ông già bà lão, với đủ các chứng bệnh trên đời từ bệnh vừa đến bệnh nặng. Mà con người khi bị bệnh tật, ở mức độ khác nhau phần đông rơi vào các trạng thái đau đớn, lo lắng, chán đời, hoảng sợ, khó tính… Với các trạng thái tâm sinh lý như vậy của người bệnh thì ít ai có thể làm họ vừa lòng.
Nhưng thật đáng nể phục, phần đông các thầy thuốc đã kiên nhẫn, nín nhịn để thấu hiểu, chia sẻ cùng bệnh nhân; dịu dàng, mềm mại… với bệnh nhân. Vì muốn chữa trị bệnh tật cho bệnh nhân một cách hiệu quả, người thầy thuốc không chỉ dùng kiến thức chuyên môn mà phải dùng cả tâm lý, tình cảm. Những thuộc tính đó gọi là phẩm chất nghề nghiệp của người thầy thuốc. Và phải có những phẩm chất đó, họ mới hoàn thành sứ mệnh chữa bệnh cứu người và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, nghề y được xã hội tôn vinh là nghề cao quý.
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K (Hà Nội). Ảnh: Thạch Thảo
Vượt qua khó khăn, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn
Do bất cập về cơ chế, xưa nay các bệnh viện cũng như đội ngũ thầy thuốc gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện sứ mệnh chữa bệnh cứu người và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhất là sau đại dịch covid và các vụ án về mua bán thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, đặc biệt là vụ tet kít Việt Á.
Do cơ chế thay đổi giật cục, hàng loạt bệnh viện công lập lâm vào tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, thiếu vật tư y tế trầm trọng. Đến mức, một số bệnh viện tuyến cuối phải hạn chế nhận bệnh nhân.
Không thể cam tâm bỏ mặc bệnh nhân chống chọi với bệnh tật và càng không thể để tử thần cướp đi mạng sống của bệnh nhân chỉ vì thiếu thuốc và vật tư y tế, lãnh đạo các bệnh viện và đội ngũ thầy thuốc đã bằng mọi cách, mọi kênh, mọi nguồn để khắc phục tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế phục vụ chữa bệnh. Nhờ vậy, các bệnh viện đã không để gián đoạn nhiệm vụ chữa bệnh trong khoảng trống chờ Nhà nước điều chỉnh cơ chế, chính sách mua bán thuốc chữa bệnh và vật tư y tế.
Dù có chao đảo trong đại án Việt Á và những khó khăn sau đại dịch Covid-19, nhưng ngành y tế và đội ngũ thầy thuốc đã cố gắng vượt qua. Bởi vậy, chất lượng, hiệu quả điều trị ở các bệnh viện cả công lập và dân lập sớm ổn định và tiếp tục phát triển. Không những vậy, một số chuyên khoa thuộc lĩnh vực công nghệ cao tiếp tục đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Có đ.ánh giá, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng ngành y tế và đội ngũ thầy thuốc Việt Nam đã hoàn thành tốt sứ mệnh cứu chữa người bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Không những vậy, nền y học nước nhà không ngừng phát triển và tiệm cận với y học tiên tiến thế giới.
Để ngành y tế và đội ngũ thầy thuốc hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, Nhà nước cần có hành lang pháp lý thông thoáng, tránh tình trạng bất cập về cơ chế như trong thời gian vừa qua. Có như vậy mới phát huy được tình cảm, trí tuệ của đội ngũ thầy thuốc.
Hải Phòng: Giữ chân người bệnh nhờ đổi mới kỹ thuật và nâng cao dịch vụ
Khoảng 10 năm trước, nhiều bệnh nhân ở Hải Phòng bị hiếm muộn, vô sinh… phải tìm đến các bệnh viện ở Hà Nội hoặc vào TP.HCM điều trị.
Bài toán này đã được giải đáp khi bệnh viện chuyên khoa Sản tuyến cuối TP Hải Phòng triển khai nhiều kỹ thuật mới trong khám, điều trị, hỗ trợ sinh sản cho bệnh nhân.
Giảm thiểu chuyển tuyến nhờ đổi mới kỹ thuật
Hải Phòng có 4 bệnh viện lớn gồm BV Hữu nghị Việt Tiệp, BV Kiến An và 2 bệnh viện chuyên khoa Nhi và sản là BV T.rẻ e.m Hải Phòng, BV Phụ sản Hải Phòng.
Với đặc thù là bệnh viện chuyên về sản phụ khoa tuyến cuối thành phố, mỗi năm lượng bệnh nhân tới khám tại BV Phụ sản Hải Phòng luôn chiếm số lượng lớn, khoảng 200.000 lượt, điều trị cho hàng chục ngàn bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân sinh và phẫu thuật sản phụ khoa… Quy mô giường bệnh theo đó cũng nâng lên 520 giường theo kế hoạch với 34 khoa phòng và 612 nhân lực.
Các bác sĩ BV Phụ sản Hải Phòng đang thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch (nút mạch) điều trị khối u xơ tử cung cho bệnh nhân.
Theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, trong suốt giai đoạn tự chủ, bệnh viện đã tập trung cả nhân lực và kinh phí cho các Khoa Hỗ trợ sinh sản, Quản lý thai nghén và Chẩn đoán trước sinh vì xác định đây là mũi nhọn của đơn vị. Không chỉ bệnh nhân tại địa phương, đông đảo bệnh nhân từ các tỉnh thành phía Bắc; thậm chí cả các tỉnh phía Nam và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam cũng chọn BV Phụ sản Hải Phòng để điều trị.
Chị L.T.L, SN 1990 (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) từng bao lần tuyệt vọng với việc chữa hiếm muộn, kể lại: “Tôi từng hiếm muộn con sau 4 năm kết hôn và đã đi nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản trên Hà Nội làm thụ tinh ống nghiệm (IVF/ICSI) nhưng đều thất bại. Cũng thời gian này, tôi lại phát hiện u xơ tử cung nên vô cùng tuyệt vọng. May mắn, biết BV Phụ sản Hải Phòng đã triển khai kỹ thuật can thiệp mạch điều trị u xơ tử cung (UXTC) – một kỹ thuật mới mà không cần phẫu thuật can thiệp vào tử cung nên cơ hội làm mẹ vẫn còn, tôi đã đến gặp bác sĩ Vũ Văn Tâm – Giám đốc bệnh viện để được thăm khám, tư vấn, điều trị.
Sau khi trực tiếp khám, bác sĩ Tâm đã tư vấn, chỉ định điều trị khối UXTC của tôi bằng kỹ thuật can thiệp mạch (nút mạch) và thành công. Sau khi xử lý chữa thành công khối UXTC, tôi bắt đầu bước vào lộ trình làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF/ICSI). Thật hạnh phúc, tôi đã có thai và sinh nở thành công. Kỹ thuật ngành y tôi không am hiểu nhưng thực sự nhờ những kỹ thuật hiện đại và trình độ của các thầy thuốc đã giúp và cứu cánh cho bao gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn”.
Tương tự, nhiều trường hợp hiếm muộn như chị Ngọc T. (quận Hải An), Mỹ L. (Vĩnh Bảo) cũng nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại BV Phụ sản Hải Phòng đã tìm được hạnh phúc cho mình và gia đình khi đón những đứa con xinh xắn, mạnh khỏe sau hơn 10 năm gian nan điều trị hiếm muộn.
Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân hỗ trợ sinh sản
Mới đây, tại cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật Hải Phòng năm 2022-2023, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trên các bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng” của PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã vinh dự giành giải nhất.
Kỹ thuật ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trên các bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm đã cho tỉ lệ đậu thai cao hơn phương pháp thông thường khác. Ảnh: TL
Để thực hiện đề tài này, PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu từ ngày 28/02/2020 đến ngày 02/8/2023 trên 304 bệnh nhân, người trẻ t.uổi nhất 20 t.uổi, người cao t.uổi nhất 48 t.uổi.
Kết quả có 211 bệnh nhân có niêm mạc tử cung đủ điều kiện được chuyển phôi, 93 người không đủ điều kiện phải hủy chu kỳ. Trong 211 bệnh nhân được chuyển phôi có 107 người có thai lâm sàng (50,71%). Không có thai 104 người (49,29%). Kết quả này cũng tương tự với các kết quả của các tác giả khác trên thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò tái tạo, sửa chữa của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trên các đối tượng làm thụ tinh ống nghiệm nhưng thất bại làm tổ nhiều lần, hoặc thất bại với các phác đồ chuẩn bị niêm mạc tử cung đơn giản. Đây là 1 kỹ thuật cao, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều khâu nhưng lại an toàn do sử dụng chế phẩm từ m.áu tự thân.
Theo bác sĩ Vũ Văn Tâm, phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân có thể giảm được gánh nặng chi phí rất nhiều, cho tỉ lệ đậu thai cao hơn phương pháp thông thường khác. Đến nay, bệnh viện cũng đã hỗ trợ tối đa chi phí cho 107/211 bệnh nhân chữa vô sinh; giúp 107 bà mẹ có cơ hội được làm mẹ thành công.
Dịch vụ chăm sóc sau sinh được đ.ánh giá cao
Từng 3 lần sinh nở tại BV Phụ sản Hải Phòng, sản phụ Đỗ Thu Hằng, 38 t.uổi (Thủy Nguyên, Hải Phòng) không khỏi ngỡ ngàng trước dịch vụ chăm sóc sau sinh của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
Chị Hằng phấn khởi chia sẻ: “Bốn năm trước khi sinh lần 2, bệnh viện chưa có dịch vụ chăm sóc sau sinh hiện đại như bây giờ nên trước khi đi sinh, tôi đã nghĩ tới phương án nhờ người nhà cắt cử chăm sóc mình và em bé. Thật không ngờ, dịch vụ chăm sóc bệnh viện cho sản phụ và em bé lại quá tiện ích và hài lòng đến vậy”.
Dịch vụ chăm sóc sau sinh tại BV Phụ sản Hải Phòng được bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đ.ánh giá cao. Ảnh:TL
Dù gia đình không có người chăm sóc hay vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm chăm bé thì khi vào viện, với dịch vụ này, ai cũng sẽ thấy yên tâm. Trong những ngày nằm phục hồi sau sinh, sản phụ được xông hơi giúp phục hồi sàn chậu, gội đầu thải sản dịch, còn em bé được chăm sóc riêng từ thay tã lót, cho bé uống sữa, tắm và massage hàng ngày vận động cơ thể…
Cùng sinh bé tại BV Phụ sản Hải Phòng tháng 1 vừa qua, chị Phạm T.V, 42 t.uổi (ở An Dương, Hải Phòng) bày tỏ hài lòng với dịch vụ chăm sóc trước và sau sinh của bệnh viện. Theo lời chị V, trong quá trình mang thai, chị có được dự lớp t.iền sản tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Tại các buổi học, chị và thai phụ được tập huấn, truyền kiến thức về kỹ năng về việc những dấu hiệu cho biết sẽ sinh thường hay sinh mổ, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh, giá dịch vụ khi sinh để lựa chọn phù hợp…
Đ.ánh giá về quá trình đổi mới này của đơn vị, PGS.TS.BS Vũ Văn Tâm – Giám đốc bệnh viện chia sẻ, để tồn tại và phát triển, đáp ứng tình hình như cầu khám chữa bệnh hiện nay, bệnh viện đã tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại và phát triển kỹ thuật mới, đặc biệt chú trọng vào các lĩnh vực chuyên sâu, mũi nhọn của chuyên ngành sản – phụ khoa.
Trong những năm qua, bệnh viện đã nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, hiện đại, như nuôi phôi ngày 5, chọc hút noãn lần hai trong cùng một chu kỳ; hỗ trợ phôi thoát màng; lấy t.inh t.rùng từ vi phẫu t.inh h.oàn… xét nghiệm di truyền trước làm tổ; sinh thiết phôi; xét nghiệm di truyền nhiễm sắc thể – di truyền lệch bội trước làm tổ; chọc ối và sinh thiết gai nhau…
Ngoài những kỹ thuật trên đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, bệnh viện đang triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới, đặc biệt là kỹ thuật điều trị rối loạn chức năng sàn chậu nữ. Đây là bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ đã qua sinh nở.
Thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục duy trì phát triển kỹ thuật khoa học mới, chuyên sâu, đồng thời thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ cán bộ có tay nghề cao để có nguồn nhân lực phục vụ nhân dân tốt hơn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, bác sĩ Tâm khẳng định.