Trong thực tế, mặc dù xoài được biết đến với hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên tiêu thụ loại trái cây này.
Dưới đây là những nhóm người không nên ăn xoài để tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe….
Ảnh minh họa (Getty Images)
Người mắc bênh tiểu đường: người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận với việc ăn xoài do hàm lượng đường cao có thể làm tăng đường huyết. Việc tiêu thụ quá nhiều xoài có thể gây ra biến chứng nguy hại, đặc biệt là khi không kiểm soát lượng ăn.
Người mắc bệnh thận: đối với những người bị viêm thận cấp và mãn tính, hoặc suy thận, nên hạn chế hoặc tránh ăn xoài. Xoài chứa các chất có tính kích thích cao có thể ảnh hưởng đến vỏ thận và gây hại cho hệ thống thận.
Người kết hợp ăn xoài với những thực phẩm khác: việc kết hợp xoài với một số thực phẩm khác như dứa có thể gây ra phản ứng phụ như ngứa da, tê bì chân tay, đầu lưỡi. Nếu ăn xoài và dứa cùng nhau, tác dụng phụ này có thể xuất hiện trong vòng một tiếng đồng hồ.
Người áp dụng chế độ ăn kiêng: những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng như người thừa cân, béo phì cũng nên hạn chế lượng xoài tiêu thụ vì hàm lượng đường và calo trong xoài có thể ảnh hưởng đến quá trình giảm cân.
Việc hiểu rõ những nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn xoài là quan trọng để duy trì sức khỏe và tránh các tác động tiêu cực đến cơ thể. Để có lối sống ăn uống lành mạnh, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng trường hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.
Đái tháo đường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate (glucid), protein (protid) và lipid, đặc trưng bởi tăng glucose trong m.áu do giảm tương đối hoặc tuyệt đối tiết insulin, hiệu quả hoạt động insulin hoặc cả hai.
Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu).
Phân loại đái tháo đường gồm: Đái tháo đường type 1 và type 2. Ngoài ra còn có những thể khác như đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường do dùng thuốc, hóa chất chứa glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…
Đái tháo đường type 1
Insulin là hormone do các tế bào beta của đảo tụy sản xuất, có nhiệm vụ điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid bằng cách thúc đẩy hấp thụ glucose từ m.áu vào tế bào. Đái tháo đường type 1 là hậu quả của quá trình phá hủy tự miễn các tế bào beta của đảo tụy, dẫn đến không có hoặc có rất ít insulin. Bệnh chiếm 10-20% các trường hợp đái tháo đường, có thể xảy ra ở mọi độ t.uổi nhưng thường gặp ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên.
Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 đặc trưng bởi thiếu insulin tương đối cùng với kháng insulin. Bệnh gây ra khoảng 85% trường hợp đái tháo đường, thường gặp ở người lớn trên 30 t.uổi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2 nhưng không có nguyên nhân chuyên biệt nào. Bệnh thường xuất hiện cùng một số bệnh khác như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu. Nguy cơ bệnh gia tăng theo độ t.uổi, béo phì và ít vận động.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là loại đái tháo đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, mà không có bằng chứng cho thấy bị đái tháo đường trước đó. Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai giảm dung nạp glucose dẫn đến mức đái tháo đường thai kỳ. Bệnh gây ra nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ, trẻ sinh ra có nhiều nguy cơ bị đái tháo đường trong tương lai.
Nên theo dõi đường huyết thường xuyên ở người bệnh đái tháo đường.
2. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Dù là đái tháo đường type 1 hay type 2 các bệnh nhân đều có các triệu chứng:
Ăn nhiều.
Uống nhiều.
Tiểu nhiều.
Sút cân.
Ngoài ra người bệnh còn bị khô miệng, khô da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn k.inh n.guyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi… Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp ở các phủ tạng.
3. Đái tháo đường có lây không?
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
4. Phòng bệnh đái tháo đường
Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy cần chú ý đến những điều sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
Ăn uống:
Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây.
Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột.
Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt).
Tập luyện:
Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần.
Kiểm soát chỉ số BMI từ 18-25.
Trong đó việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.
5. Cách điều trị bệnh đái tháo đường
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu điều trị khác nhau nhằm giảm các triệu chứng, kiểm soát lượng đường trong m.áu, giảm các biến chứng liên quan và giúp người bệnh đái tháo đường có cuộc sống bình thường.
Bệnh nhân đái tháo đường nên luyện tập 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần.
Việc điều trị đái tháo đường cần kết hợp sử dụng thuốc với chế độ ăn uống và rèn luyện phù hợp.
– Đái tháo đường type 1 bắt buộc phải dùng insulin để điều trị.
– Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 cần bắt đầu từ chế độ ăn và rèn luyện.
Trong trường hợp đường huyết vẫn cao thì phải dùng thuốc. Nếu glucose m.áu tăng quá cao có thể dùng thuốc phối hợp sớm. Việc điều trị bằng thuốc sẽ bắt đầu với nhóm thuốc sulfonylurea hoặc metformin tùy theo thể trạng của bệnh nhân. Đa phần bệnh nhân đái tháo đường type 2 không cần điều trị bằng insulin. Chỉ khi các phương pháp trước đó không có hiệu quả thì bắt buộc dùng insulin (tỷ lệ này là 1/3 số bệnh nhân).
Thay đổi lối sống, giảm cân ở người béo phì và duy trì cân nặng ở người không thừa cân là điều kiện thiết yếu để điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường:
Luyện tập 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp. Đi bộ là bài tập dễ áp dụng nhất, cần kết hợp với tập kháng lực. Nên tập theo thể lực của từng cá nhân.
Ưu tiên carbohydrat chưa qua tinh chế như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen…
Bổ sung ít nhất 15g chất xơ mỗi ngày.
Bổ sung đạm động vật và đạm thực vật từ các loại đậu, ăn nhiều cá.
Ưu tiên chất béo tốt từ mỡ cá, dầu oliu, dầu mè, dầu lạc, các loại hạt óc chó, hạnh nhân… Không sử dụng chất béo chuyển hóa từ thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán ngập dầu.
Bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu.
Giảm muối và các chất tạo ngọt.
Không hút t.huốc l.á.
Bên cạnh đó người bệnh cần được:
– Kiểm soát huyết áp và lipid, phòng chống các rối loạn đông m.áu để giảm nguy cơ tim mạch và các biến chứng khác.
– Thường xuyên tầm soát các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và bàn chân để được điều trị sớm.