Sau khi ăn sâu ban miêu, 2 người bị ngộ độc nặng phải nhập viện, một nạn nhân t.ử v.ong sau đó, còn một người đang nguy kịch.
Ngày 13/6, lãnh đạo UBND xã Lưu Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cho biết, ngày 12/6, anh Trần M.H. (50 t.uổi) đến nhà bà Bùi Thị B. (64 t.uổi) để xây cổng. Trưa cùng ngày, bà B. nấu cơm ăn thì anh H. nói loại sâu ban miêu trong vườn có thể ăn được vì trước đó anh đã ăn nhiều lần.
Bài Viết Liên Quan
- Chữa tự kỷ kiểu Tâm Việt: Các chuyên gia nói gì?
- ‘Bộ công cụ’ hứa hẹn giúp trường thọ, chữa ung thư
- Có 4 kiểu ăn sáng mà nhiều người hay làm đang phá hoại cơ thể từ bên trong
Sâu ban miêu (Ảnh minh họa).
Cả 2 đã bắt loại sâu ban miêu này vào chế biến ăn. Đến chiều cùng ngày thì cả 2 người bắt đầu nôn ra m.áu, rộp miệng lưỡi. Các nạn nhân đã được người thân đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương để cấp cứu và sau đó chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, do ngộ độc nặng, bà B. đã t.ử v.ong. Riêng anh H. hiện đang được cấp cứu tại Khoa Hồi sức Tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.
Được biết, sâu ban miêu, có tên khoa học là Cantharis vesicatoria.
Các bác sĩ khuyến cáo, sâu ban miêu dễ nhầm lẫn với các loại bọ xít khác như bọ xít nhãn, bọ xít lúa nên người dân tuyệt đối không nên bắt ăn.
Cứu sống cháu bé 9 tháng t.uổi ngưng thở do sặc sữa
Cháu bé 9 tháng t.uổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngưng thở do sặc sữa đã được các bác sĩ bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi cứu sống.
Chiều 1/6, bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi cho biết, nhờ được cấp cứu kịp thời nên cháu P.T.K. (9 tháng t.uổi, TP Quảng Ngãi) đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe tiến triển tốt.
Trước đó, cháu K. nhập viện trong tình trạng tím tái, ngưng thở do sặc sữa. Mẹ cháu K. cho biết sau khi ăn xong, cháu được đặt xuống giường và cho bú bình thì sặc sữa. Cháu K. ho và bắt đầu tím tái nên gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Hồ Kim Đức, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi, cho biết cháu K. nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch. Cháu đã tím tái toàn thân, ngưng thở sau sặc sữa. Kết quả thăm khám cho thấy, lúc này sữa đã trào vào đường thở, vào phổi gây viêm phổi, n.hiễm t.rùng huyết.
“Đây là trường hợp rất nguy kịch, nếu chỉ chậm một tích tắc nữa có thể dẫn đến t.ử v.ong. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu tích cực nên cháu qua được cơn nguy kịch. Tuy nhiên, cháu phải điều trị lâu dài vì phổi bị viêm nặng do sặc sữa”, bác sĩ Đức nói.
Cháu K. nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sặc sữa nhưng được cấp cứu kịp thời nên sức khỏe hiện tiến triển tốt.
Bác sĩ Hồ Kim Đức khuyến cáo, khi trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho mạnh, sữa trào qua miệng, mũi, cơ thể tím tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng… cần nghĩ đến nguy cơ trẻ bị sặc sữa. Trong trường hợp này, nếu người chăm sóc không biết cách sơ cứu thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.