Với quyết định mở rộng đối tượng cần tiêm liều thứ 3 vắc xin phòng Covid-19 của Mỹ mới đây, một nghiên cứu độc lập nhấn mạnh lý do tại sao liều thứ 3 lại quan trọng đối với tất cả người lớn.
Nghiên cứu đang được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Y sinh Texas (Mỹ) và Đại học Verona ở Ý, bao gồm 787 nhân viên y tế ở Ý, trong độ t.uổi từ 21 đến 75, đã được tiêm 2 liều vắc xin Pfizer.
Bài Viết Liên Quan
- Vì sao khoai lang được cho là tốt hơn khoai tây?
- Gia tăng người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
- Nhiều người bị nhiễm khuẩn E.coli sau khi sử dụng rau xà lách romaine
Liều vắc xin Covid-19 thứ 3 quan trọng đối với tất cả người lớn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mức độ kháng thể của họ được đo trước khi tiêm chủng, sau khi tiêm liều thứ 2 và vào 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2.
Kết quả cho thấy tổng mức kháng thể chống lại Covid-19 khác nhau giữa các nhóm t.uổi và giữa nam và nữ.
Cụ thể, những người dưới 65 t.uổi có mức kháng thể cao hơn gấp đôi so với những người từ 65 t.uổi trở lên trong suốt 6 tháng sau khi tiêm chủng.
Phụ nữ có lượng kháng thể cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ dưới 65 t.uổi, theo News Medical.
Tuy nhiên, điều quan trọng là đến thời điểm 6 tháng, mức độ kháng thể đã giảm hơn 50% so với mức đỉnh ở tất cả mọi người.
Và phụ nữ, bất kể t.uổi tác, vẫn thấy mức độ kháng thể của họ giảm hơn 50% so với mức cao nhất vào 6 tháng sau khi tiêm chủng.
Ngày 28.11: Cả nước 12.936 ca Covid-19, 1.712 ca khỏi | TP.HCM 1.454 ca
Tiến sĩ Brandon Michael Henry, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Y sinh Texas, cho biết: “Mặc dù vắc xin giúp ngăn chặn rất tốt việc nhập viện và ngăn ngừa bệnh đe dọa tính mạng, nhưng mức độ kháng thể đang giảm nhanh chóng ở tất cả mọi người, ở mọi lứa t.uổi, mọi giới”, theo News Medical.
Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy việc tiêm mũi thứ 3 cho tất cả mọi người từ 18 t.uổi trở lên là rất quan trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy việc tiêm mũi thứ 3 cho tất cả mọi người từ 18 t.uổi trở lên là rất quan trọng để giữ mức kháng thể tăng lên nhằm tiếp tục tăng cường phản ứng miễn dịch đủ sức chống lại nhiễm Covid-19 và ngăn ngừa t.ử v.ong do Covid-19, tiến sĩ Henry cho biết
Tiến sĩ Henry nói, ngày càng có nhiều người lớn t.uổi và nam giới phải chịu hậu quả tồi tệ nhất của Covid-19. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng các phản ứng miễn dịch yếu hơn chống lại Covid-19 là một yếu tố góp phần gây ra hiện tượng này.
Vì theo thời gian, kháng thể sẽ tiếp tục suy giảm, liều thứ 3 có thể giúp duy trì mức độ đầy đủ của các kháng thể cứu mạng này, theo News Medical.
Tiến sĩ Henry đã trình bày nghiên cứu tại Hội nghị thường niên lần thứ 9 của Trung tâm Phát triển Vắc xin San Antonio vào ngày 11.11. Bài báo đã được chấp nhận để xuất bản trên tạp chí khoa học Journal of Medical Biochemistry.
Mũi thứ 3 đặc biệt quan trọng đối với người lớn t.uổi
T.uổi già là một yếu tố nguy cơ cao đối với nhiễm Covid-19 nghiêm trọng. Ngoài ra, người lớn t.uổi thường gặp các triệu chứng nghiêm trọng như suy hô hấp và rối loạn chức năng đa cơ quan có thể dẫn đến nhập viện và t.ử v.ong.
Nghiên cứu gần đây được đang trên trang chờ duyệt medRxiv đã phát hiện 90,5% người lớn t.uổi không còn kháng thể chống lại biến thể Delta sau khi tiêm chủng từ 5 đến 7 tháng, theo News Medical.
Hé lộ nguyên nhân tại sao người không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi
Nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc.
Nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một phân tích gien của bệnh ung thư phổi ở người không có t.iền sử hút thuốc đã phát hiện ra rằng phần lớn các khối u này phát sinh từ sự tích tụ của các đột biến gây ra bởi các quá trình tự nhiên trong cơ thể, theo Science Daily .
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ và lần đầu tiên phát hiện có đến ba phân nhóm phân tử của ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, được công bố ngày 6.9, trên tạp chí Nature Genetics .
Người dẫn đầu nghiên cứu, nhà dịch tễ học, tiến sĩ Maria Teresa Landi, bác sĩ của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy có nhiều dạng phụ khác nhau của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc. Trong tương lai, chúng tôi có thể có những phương pháp điều trị khác nhau dựa trên những dạng phụ này”.
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới. Hằng năm, hơn 2 triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh.
Hầu hết những người phát triển ung thư phổi có t.iền sử hút t.huốc l.á, nhưng có đến 10-20% những người chưa bao giờ hút thuốc cũng phát triển ung thư phổi. Ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn và ở độ t.uổi sớm hơn so với ung thư phổi ở những người hút thuốc, theo Science Daily.
Các yếu tố rủi ro về môi trường, như hít phải khói t.huốc l.á, tiếp xúc với radon, ô nhiễm không khí và amiăng, hoặc đã từng mắc các bệnh phổi trước đó, có thể là nguyên nhân gây ra một số dạng ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh ung thư này.
Trong nghiên cứu dịch tễ học lớn này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng giải trình tự toàn bộ bộ gien để mô tả đặc điểm của những thay đổi bộ gien trong mô khối u và đối chiếu với mô bình thường của 232 người không bao giờ hút thuốc, nhưng vẫn bị ung thư phổi. Các bệnh nhân này vẫn chưa trải qua quá trình điều trị ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các bộ gien của khối u để tìm các dấu hiệu đột biến, như thiệt hại do các hoạt động tự nhiên trong cơ thể, ví dụ, sửa chữa ADN bị lỗi hoặc căng thẳng ô xy hóa, hoặc do tiếp xúc với chất gây ung thư.
Kết quả cho thấy, các dấu hiệu đột biến hoạt động giống như một kho lưu trữ các hoạt động của khối u dẫn đến sự tích tụ các đột biến, cung cấp manh mối về nguyên nhân gây ra ung thư, theo Science Daily .
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng phần lớn bộ gien khối u của những người không bao giờ hút thuốc mang các dấu hiệu đột biến do tổn thương từ các quá trình tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể.
Vì nghiên cứu chỉ giới hạn ở những người không bao giờ hút thuốc, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu đột biến nào trước đây có liên quan đến việc hút t.huốc l.á trực tiếp. Họ cũng không tìm thấy những dấu hiệu đó trong số 62 bệnh nhân đã hít phải khói thuốc.
Tuy nhiên, tiến sĩ Landi cảnh báo rằng quy mô thí nghiệm còn nhỏ và mức độ phơi nhiễm là khác nhau. Ông cho biết, cần có nghiên cứu lớn hơn để biết thêm tác động của việc hít phải khói thuốc đối với sự phát triển của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc.
Bác sĩ Stephen J. Chanock, Giám đốc Bộ phận Di truyền và dịch tễ học ung thư của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, lưu ý: “Chúng tôi hy vọng cuộc điều tra về các đặc điểm của khối u theo bộ gien sẽ mở ra những khám phá mới với nhiều loại ung thư”, theo Science Daily .