Theo Bộ Y tế, những loại thuốc này được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 vừa, nhẹ, F1 đang cách ly và các y, bác sĩ tuyến đầu.
Bộ Y tế vừa có công văn số 5944/BYT-YDCT về tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.
Trong đó, Bộ liệt kê danh sách 12 loại thuốc cổ truyền, sản phẩm phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19. Bộ yêu cầu căn cứ vào diễn biến lâm sàng của người bệnh, tùy từng mức độ lâm sàng và thể bệnh của y học cổ truyền mà sử dụng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu.
Bộ đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trung ương chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, theo hướng dẫn của Thủ tướng, Chính phủ. Các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tổ chức bào chế, sản phẩm thuốc chỗ truyền, dược liệu tham gia bào chế thuốc cổ truyền bằng YCHT để cung cấp cho F0, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu, F1.
Các bệnh viện lựa chọn thuốc cổ truyền, sản phẩm trên và tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để chế biến, bào chế đảm bảo chất lượng; sử dụng thuốc vào chữa trị bệnh nhân nhiễm nCoV không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, y bác sĩ tuyến đầu, người cách ly (F1), dựa trên tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.
Với nhóm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị có thể đồng thời sử dụng 2 đến 3 loại thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, kết hợp uống thuốc dạng sắc trên cơ sở các bài thuốc có trong hướng dẫn này với các thuốc cổ truyền, sản phẩm từ dược liệu.
Sản phẩm:
Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công an)
Bổ khí huyết, dùng cho cơ thể suy nhược, người mệt mỏi. Tăng sức đề kháng, phòng và ức chế sự nhân lên của virus.
Liều dùng, cách dùng: uống ngày 2- 3 lần, mỗi lần từ 4-5 viên sau ăn.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Viên nang Kovir
Phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, điều hòa miễn dịch trong các bệnh lý virus.
– Viên nang cứng: Ngày uống 3-5 lần, uống mỗi lần 5 viên, trước khi ăn.
Trường hợp trẻ dưới 2 t.uổi: Có thể cắt phần dịch bên trong hòa vào nước hoặc sữa cho uống.
– Viên nang mềm: Mỗi lần uống 2-3 viên, ngày uống 2-3 lần.
Bạch địa căn (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an)
Hạ nhiệt giảm đau, chữa cảm cúm, nhức đầu, đau răng, viêm đường hô hấp cấp do virus
Uống 3 viên mỗi lần, ngày 3 lần.
Siro Viêm họng (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an)
Thanh nhiệt tiêu độc, giảm ho trừ đờm. Chủ trị viêm họng cấp và mạn tính, phối hợp với Bạch địa căn điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus.
Uống mỗi lần 15 ml, ngày 2 lần.
Siro Dưỡng âm bổ phế: Bệnh viện YHCT, Bộ Công an
Nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Trị hen phế quản, bệnh bụi phổi, viêm phế quản mạn, kết hợp với Bạch địa căn điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp.
– Uống mỗi lần 15 ml, ngày uống 3 lần.
– Thận trọng: Phụ nữ có thai, người tăng huyết áp.
Siro Ngân kiều (Viện YHCT Quân đội – Bộ Quốc phòng)
Thanh nhiệt giải độc. Điều trị các trường hợp cảm cúm, cảm mạo phong nhiệt, sốt nhức đầu, ho, miệng khô, đau họng.
Lắc trước khi dùng.
Người lớn: uống mỗi lần 10ml, ngày 2-3 lần.
T.rẻ e.m: từ 30 tháng tuồi – 12 t.uổi, mồi lần dùng 1/2 liều người lớn.
Vặn nắp sau khi sử dụng.
– Chống chỉ định: T.rẻ e.m dưới 30 tháng t.uổi, t.rẻ e.m có t.iền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Hạnh tô (Bệnh viện YHCT trung ương)
Dùng cho trường hợp ho khan, ho dị ứng, ho có đờm, viêm đường hô hấp trên, viêm họng cấp và mạn tính.
T.rẻ e.m ngày uống 10-30 ml, chia 2 lần; người lớn ngày uống 30-50 ml, chia 2 lần.
Vệ khí khang (Viện YHCT Quân đội – Bộ Quốc phòng)
Ích khí, cố biểu, chỉ hãn. Hỗ trợ bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Người lớn: Uống 10 ml/lần x 2 lần/ngày
T.rẻ e.m: Dùng 1/2 liều người lớn
Hoạt huyết Nhất Nhất
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay). Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, nghẽn mạch, tai biến mạch m.áu não.
Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên. Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Imboot
Hỗ trợ bổ phế, tăng cường sức đề kháng, giúp cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ viêm đường hô hấp do sức đề kháng kém, phòng và điều trị các bệnh lý do virus lây lan qua đường hô hấp.
T.rẻ e.m từ 6-13 t.uổi uống 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày
T.rẻ e.m trên 13 t.uổi và người lớn uống 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày
Uống sau ăn 5-15 phút với 200 ml nước ấm
Xuyên tâm liên
Viêm đường tiêu hóa: Lỵ trực trùng, viêm dạ dày-ruột; Viêm đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng; các bệnh n.hiễm t.rùng khác: Tiết niệu, ngoài da
– Chống chỉ định: Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai
– Thận trọng:
Không dùng thuốc quá liều và thời gian kéo dài
Vị thuốc có tính hàn, nên cần thận trọng khu dùng cho người có biểu hiện hư hàn.
– Liều dùng: Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 4-6 viên
– Thận trọng: Phụ nữ cho con bú.
Nasagast – KG
Lỵ trực trùng, viêm đại tràng, viêm xoang, viêm tiết niệu, viêm lợi, mụn nhọt, cảm cúm.
– Liều dùng:
Người lớn và t.rẻ e.m trên 12 t.uổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-4 viên
T.rẻ e.m dưới 12 t.uổi: Ngày uống 3 lần, mồi lần 1-2 viên
– Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, người thể hàn, các chứng thực hàn và hư hàn.
– Thận trọng: Phụ nữ cho con bú.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng công bố 9 sản phẩm được liệt kê vào nhóm thuốc sát khuẩn không khí, thuốc xịt họng, sát khuẩn tay trong phòng Covid-19; 5 sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe.
Đồng thời, các bệnh viện phải đ.ánh giá kết quả hỗ trợ của thuốc cổ truyền trên người bệnh Covid-19 mức độ nhẹ và vừa.
Đặc biệt, Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền đảm bảo chất lượng, nguồn cung ứng, không tăng giá.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị cần báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền) để được hướng dẫn.
Dùng Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19
Bộ Y tế quyết định dùng Xuyên tâm liên, một vị thuốc nam, hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ít triệu chứng.
Dự kiến một triệu viên thuốc này sẽ được chuyển vào TP HCM.
Trong tài liệu về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, ngày 24/7, Bộ Y tế đưa bài thuốc Xuyên tâm liên là một trong 12 bài thuốc cổ truyền giúp phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19.
Tại hội nghị trực tuyến phòng chống Covid-19 tuần trước, Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cũng cho biết đã giao Cục Y dược cổ truyền kết hợp Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng.
“Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng”, ông Khuê nói. Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong đợt dịch tại Bắc Giang vừa qua, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã đưa bài thuốc Ngọc bình phong tán, trong đó có Xuyên tâm liên, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 2, cho kết quả tương đối tốt.
Chia sẻ cụ thể về vị thuốc Xuyên tâm liên, bác sĩ Hoàng Văn Lý, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết Xuyên tâm liên trong dân gian còn gọi là cây công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, là một loài thảo dược thuộc họ Ô rô.
Xuyên tâm liên thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống, có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, oxy hóa, giảm đau, diệt khuẩn. Tính kháng sinh tự nhiên của Xuyên tâm liên được đ.ánh giá rất cao nhờ nó vừa có tính giảm đau, vừa tăng đề kháng mà không để lại tác dụng phụ như các loại kháng sinh thông thường.
Y học cổ truyền dùng Xuyên tâm liên để chữa rất có hiệu quả các bệnh thuộc hệ thống hô hấp như cảm sốt, cúm, ho, viêm họng, sưng amidan, viêm phế quản – phổi. Nhờ đặc tính kháng vi khuẩn, virus phổ rộng, Xuyên tâm liên cũng có hiệu quả tốt trong điều trị nhiều bệnh lý n.hiễm t.rùng ở các cơ quan khác, như viêm đường tiết niệu, viêm â.m đ.ạo, khí hư, viêm nhiễm đường ruột. Ngoài ra, vị thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, đắp ngoài hoặc làm nước tắm chữa mụn nhọt, ghẻ lở….
Covid-19 là một dạng bệnh đường viêm đường hô hấp do virus gây nên. Việc sử dụng Xuyên tâm liên phối hợp với một số thuốc cũng sẽ có tác dụng nhất định đối với việc hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng đau họng, nhức đầu, ho hay sổ mũi, làm giảm tiết dịch, thông thoáng đường thở, đảm bảo thông khí ở các bệnh nhân bị Covid-19 nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát.
Hiện tại các nhà khoa học tại một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đã có những nghiên cứu cho thấy trong thành phần chiết xuất của cây Xuyên tâm liên có nhiều hoạt chất, chủ yếu là flavonoid và glycoside có tác dụng ức chế men protease của virus corona, làm hạn chếsự phát triển, nhân lên của chúng qua đó làm giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng. Nhiều sản phẩm được bào chế từ Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng điều trị Covid-19 đem lại hiệu quả rất khả quan.
Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết Xuyên tâm liên trước đây rất phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh được coi như “thần dược” chữa bách bệnh. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, khi kháng sinh ra đời, vị thuốc này dần bị quên lãng. Tại Việt Nam, không còn vùng nguyên liệu lớn trồng Xuyên tâm liên, hiện chỉ còn trồng nhỏ lẻ, thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm.
Trước đây có vài doanh nghiệp được cấp phép song do nhu cầu ít dần nên đều đã dừng sản xuất. Trong nước, một doanh nghiệp tại Thanh Hóa đang sản xuất Xuyên tâm liên dạng viên nhưng số lượng không nhiều. Nếu có nguyên liệu, doanh nghiệp này có thể sản xuất 800.000 viên/ngày.
“Trước mắt chúng tôi vận động doanh nghiệp này ủng hộ TP HCM 1 triệu viên Xuyên tâm liên và sẽ chuyển hàng vào cuối tháng 7”, ông Thịnh nói.
Bác sĩ Lý lưu ý Xuyên tâm liên là vị thuốc lạnh, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy nên chú ý khi sử dụng cho người tỳ vị hư hàn; không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú; những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng và những người phẫu thuật, chấn thương cũng không nên dùng vì có thể bị c.hảy m.áu do Xuyên tâm liên làm chậm quá trình đông m.áu. Người dân cũng không được tự ý sử dụng Xuyên tâm liên để điều trị, mà phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên ngành.