Bộ Y tế: Những thông tin cần biết về vắc xin Covid-19 Sinopharm

Bộ Y tế dẫn nguồn từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về những khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vắc xin Covid-19 của Sinopharm.

bo y te nhung thong tin can biet ve vac xin covid 19 sinopharm fc7 5936656

WHO thông tin những điều quan trọng cần biết về vắc xin Covid-19 của Sinopharm. ẢNH TƯ LIỆU WHO

Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã ra khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vắc xin bất hoạt BIBP Covid-19 do Sinopharm phát triển.

Dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết.

Những nhóm ưu tiên tiêm vắc xin

Theo WHO, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin Covid-19 hạn chế, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao t.uổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin.

Loại vắc xin này không được khuyến cáo dùng ở những người dưới 18 t.uổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu trên nhóm t.uổi đó.

Với phụ nữ mang thai, số liệu hiện có về vắc xin Covid-19 chưa đủ để đ.ánh giá hiệu lực cũng như các nguy cơ liên quan tới loại vắc xin này trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, đây là loại vắc xin bất hoạt với tá dược được sử dụng thường quy ở nhiều loại vắc xin khác và có đầy đủ hồ sơ an toàn, trong đó có phụ nữ mang thai. Do đó, hiệu quả của vắc xin Covid-19 BIBP ở phụ nữ mang thai được cho là tương đương với nhóm phụ nữ không mang thai ở cùng độ t.uổi.

Tạm thời, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin phòng Covid-19 BIBP ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho họ lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đ.ánh giá, họ cần được cung cấp thông tin về nguy cơ mắc Covid-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm vắc xin trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về dữ liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.

Hiện, WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm vắc xin. WHO không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay cân nhắc đình chỉ thai kỳ vì lý do tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Ở phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 BIBP tương tự như ở người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú vì lý do tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Theo SAGE, có thể tiêm chủng vắc xin cho những người đã từng mắc Covid-19.

Khuyến cáo liều tiêm

SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin BIBP theo lịch 2 liều (0,5 ml) tiêm bắp. WHO khuyến cáo khoảng cách giữa 2 liều tiêm là 3 – 4 tuần. Nếu liều thứ hai được tiêm dưới 3 tuần sau liều đầu, thì không cần phải lặp lại liều này nữa.

Nếu việc tiêm liều thứ hai bị hoãn sau 4 tuần, cần tiêm sớm nhất khi có thể. Khuyến cáo là mọi cá nhân được tiêm chủng đều được tiêm đủ 2 liều.

SAGE đã đ.ánh giá kỹ lưỡng số liệu về chất lượng, an toàn, hiệu lực của vắc xin này và khuyến cáo sử dụng cho những người từ 18 t.uổi trở lên.

Số liệu về an toàn hiện tại chỉ giới hạn ở những đối tượng trên 60 t.uổi (do số người tham gia thử nghiệm lâm sàng ít), các quốc gia đang cân nhắc sử dụng vắc xin này ở người trên 60 t.uổi.

Một thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia cho thấy, sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ 2 liều (khoảng cách giữa 2 liều là 21 ngày) vắc xin Covid-19 của Sinopharm có hiệu quả 79% phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng. Hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%.

Các cá nhân có t.iền sử sốc phản vệ với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên được tiêm.

Bất cứ ai có thân nhiệt trên 38,5C cần hoãn tiêm chủng cho tới khi hết sốt.

Vắc xin này vẫn chưa được đ.ánh giá trong bối cảnh các biến thể mới đang lưu hành rộng rãi. Khi có thêm số liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến cáo.

bo y te nhung thong tin can biet ve vac xin covid 19 sinopharm 761 5936656

Trường hợp nào được tiêm phối hợp 2 loại vắc xin khác nhau?

Những người đã tiêm vắc xin của Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi thứ nhất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại.

Những người đã tiêm mũi một của AstraZeneca, mũi 2 có thể tiêm của Pfizer.

Nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia về việc tiêm phối hợp mũi một là vắc xin của AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin của Pfizer, cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt. Tuy nhiên, việc này có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau (vắc xin do AstraZeneca, Pfizer, Moderna… sản xuất).

truong hop nao duoc tiem phoi hop 2 loai vac xin khac nhau 7a7 5933948

Vì thế, Bộ Y tế hướng dẫn việc tiêm chủng như sau:

– Những người đã tiêm mũi một vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.

– Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể tiêm phối hợp song chỉ tiêm mũi 2 vắc xin của Pfizer cho người đã tiêm mũi một vắc xin của AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Bộ Y tế lưu ý, không sử dụng vắc xin của Moderna hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi một vắc xin của AstraZeneca.

Theo đó, những người đã tiêm vắc xin của Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi thứ nhất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có trách nhiệm xây dựng hướng dẫn tiêm chủng đối với từng loại vắc xin; tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành tiêm chủng và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng khi triển khai tiêm chủng.

Các bệnh viện và đơn vị trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế cấp huyện, các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với sổ vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ rộng.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin và hướng dẫn triển khai tiêm chủng khi cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *