Khuôn mặt là bộ phận ngày nào chúng ta cũng nhìn ngắm. Nó thể hiện rõ rệt tình trạng của mỗi người: U ám, xanh xao khi ta bệnh tật hoặc rạng rỡ, hồng hào khi ta hạnh phúc.
Cần chú ý tới những thay đổi nhỏ trên mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dưới đây là 9 biến đổi trên khuôn mặt có thể báo hiệu bạn đang gặp rắc rối lớn về sức khỏe, theo trang Times of India .
1. Vàng mặt và mắt
Đây là một triệu chứng của bệnh vàng da. Màu vàng trên da là do tích tụ nhiều chất cặn bã trong cơ thể và vỡ hồng cầu. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác có thể đi kèm với vàng da như viêm gan, xơ gan, rối loạn túi mật hoặc tuyến tụy.
2. Rụng lông, tóc
Nếu bạn rụng nhiều lông mi, lông mày, râu, lông mặt, thậm chí các mảng tóc, có thể bạn đang bị chứng bệnh gọi là Rụng tóc từng vùng (alopecia areata). Đó là do hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc của bạn. Uống thuốc bổ được kê đơn có thể giúp tái tạo nang tóc.
3. Mắt sưng húp
Lượng chất lỏng tích tụ ở vùng bên dưới mắt sẽ khiến mắt bị sưng. Nguyên nhân chính có thể là do mất ngủ, ăn quá nhiều muối, thay đổi nội tiết tố, t.uổi già nên các cơ nâng đỡ mí mắt của bạn yếu đi, hoặc dị ứng.
4. Lông mặt mọc nhiều
Với phái nữ, nếu lông mặt đột nhiên mọc nhiều quanh cằm thì có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
5. Môi khô và c.hảy m.áu
Môi nứt nẻ là tình trạng rất phổ biến, nhất là trong mùa đông. Nhưng nếu ngày thường bạn cũng bị thì nó báo hiệu cơ thể mất nước, dị ứng hoặc phản ứng với một loại thuốc nào đó, chẳng hạn như steroid.
6. Nốt ruồi
Nốt ruồi bình thường không đáng lo ngại vì chúng có thể là một vết bớt vô hại. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có điều bất thường ở màu sắc, hình dạng, kích thước hoặc cảm giác với nốt ruồi thì cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
7. Mụn nước
Mụn rộp do vi rút herpes simplex loại 1 gây ra. Bệnh herpes miệng là phổ biến nhất, lây qua đường nước bọt hoặc dịch cơ thể. Các triệu chứng loét miệng trở nặng hơn khi người bệnh chán nản, ốm yếu hoặc mệt mỏi.
8. Sụp mí
Bệnh sụp mí mắt (ptosis) làm hạn chế thị lực của người bệnh. Bệnh này có thể xuất hiện từ khi sơ sinh và thường vô hại, tuy nhiên nó cũng có thể báo hiệu là não, dây thần kinh hoặc hốc mắt bạn có vấn đề. Nên đi khám nếu thấy cơ bắp yếu dần, khó nuốt, đau đầu dữ dội hoặc “nhìn 1 hóa 2″.
9. Vết sưng vàng ở mí mắt
Xanthelasma (Ban vàng mi mắt) là tình trạng xuất hiện những mảng nhỏ màu vàng trên mi. Chúng được tạo thành từ cholesterol và thường không gây hại hay đau đớn gì, nhưng đôi khi chúng cũng có thể cảnh báo bệnh tim hoặc nguy cơ đau tim.
Việc quan trọng cần làm sau đại tiện, hầu hết mọi người đều bỏ qua
Nhiều người né tránh đề cập đến thói quen đại tiện bởi sợ thiếu tế nhị. Tuy nhiên, đây là thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người.
Đại tiện là việc hầu hết mọi người đều phải trải qua song thường bị né tránh đề cập trực tiếp. Nhiều người còn bỏ qua việc quan trọng cần làm hơn cả việc vệ sinh sau đại tiện. Điều này khiến bạn khó nắm bắt sự thay đổi bất thường của cơ thể.
Trang 163.com của Trung Quốc thông tin, việc quan trọng hơn vệ sinh sau đại tiện là quan sát màu sắc, mùi của phân. Thông qua những dấu hiệu này, chúng ta có thể phát hiện vấn đề bất ổn.
Quan sát màu sắc của phân là việc rất quan trọng. Bình thường, phân sẽ có màu vàng, vàng nâu hoặc nâu. Tùy vào lượng thức ăn đưa vào, phân sẽ có sự thay đổi màu sắc song sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi lượng thức ăn đó được tiêu hóa hết. Nếu màu sắc phân thay đổi bất thường, bạn cần hết sức cảnh giác.
Phân màu trắng như đất sét. Màu sắc phân chuyển trắng như đất sét hoàn toàn không bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc tắc ống mật do sỏi, khối u, giun đũa. Nếu tình trạng diễn ra ổn định, thời gian dài thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phân màu đen. Nếu phân màu đen tuyền, bạn nên xem xét có bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay không. Một số thực phẩm như rau muống, hạt vừng đen, các sản phẩm từ m.áu động vật… có thể khiến chất thải chuyển màu đen.
Trường hợp không bắt nguồn từ thực phẩm nạp vào, rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Trong số đó, hay gặp nhất là xuất huyết dạ dày và ruột.
Phân màu đỏ, dính m.áu. Phân chuyển màu đỏ hoặc dính vệt m.áu có thể là dấu hiệu của tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Tùy vào lượng m.áu c.hảy ra mà màu sắc phân có màu đỏ hoặc đen.
Khi lượng m.áu c.hảy quá ít, màu phân có thể không đổi màu. Dù vậy, bạn hết sức cảnh giác quan sát xem liệu phân có dính m.áu, kèm các triệu chứng khác như thiếu m.áu, đau bụng hay không.
Ngoài việc quan sát màu phân, mùi chất thải cũng phản ánh tình hình sức khỏe cơ thể. Mùi hôi. Phân có mùi chủ yếu do protein bị phân giải bởi vi khuẩn trong ruột. Điều này lý giải vì sao những người có sở thích ăn thịt hoặc đậu, phân sẽ nặng mùi hơn.
Ngoài ra, nếu thức ăn tích tụ quá nhiều trong đường tiêu hóa, không được hấp thụ kịp thời cũng khiến chúng sinh ra mùi hôi do sự lên men của vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Mùi chua. Mùi chua của chất thải bắt nguồn từ tình trạng thức ăn trong ruột lên men bất thường, khó tiêu. Bên cạnh đó, mùi này còn có thể do chức năng tiêu hóa suy giảm dẫn đến hiệu quả làm việc thấp. Ảnh: Internet.