Cùng với hàng ngàn ca nhiễm mới, số ca mắc Covid-19 t.ử v.ong ở Cần Thơ cũng đang tăng. Tỷ lệ tiêm phủ vắc xin Covid-19 đủ 2 mũi tại Cần Thơ đã đạt 66,8% dân số.
Đến trưa ngày 30.11, Sở Y tế Cần Thơ tiếp tục ghi nhận thêm 720 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc ở thành phố này lên gần 26.000 ca. Dù đã có 12.184 người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh nhưng tỷ lệ bệnh nhân t.ử v.ong cũng đang gia tăng.
Bài Viết Liên Quan
- Uống sữa vào thời gian nào là tốt nhất?
- Gạo lứt ruộng rươi giữ t.uổi xuân
- Tự cách ly tại nhà: 5 nguyên tắc cơ bản cần nhớ
Số bệnh nhân nhiễm Covid-19 diễn tiến nặng ở Cần Thơ tăng cao. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Theo thống kê của Sở Y tế Cần Thơ, tính từ đầu dịch (ngày 8.7) đến ngày 29.11, Cần Thơ có 189 người t.ử v.ong, trong đó riêng ngày 29.11 là 9 ca. Cao điểm nhất là từ ngày 20 đến 29.11, số ca t.ử v.ong là 47 người. Riêng tháng 11 có 84 bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Cần Thơ t.ử v.ong.
Hiện số ca nhiễm Covid-19 nặng phải nằm ở tầng 3 của Cần Thơ là 288 ca; trong đó có 137 bệnh nhân đang nguy kịch. Trước đó, Sở Y tế Cần Thơ cũng đã chia lại tầng điều trị, trong đó việc quản lý và điều trị F0 tại nhà được giao cho các trạm y tế lưu động và trạm y tế xã, phường đảm nhiệm. Đến nay, những đơn vị này đang quản lý trên hơn 9.100 F0 điều trị tại nhà.
Riêng về công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19, theo số liệu của Sở Y tế Cần Thơ, tính đến ngày 29.11, tỷ lệ tiêm phủ vắc xin Covid-19 đủ 2 mũi tại Cần Thơ đã đạt 66,8% dân số và 87,9% người từ 18 t.uổi trở lên; tỷ lệ tiêm mũi 1 ở trẻ từ 12 – 17 t.uổi cũng đã đạt 88,4%.
Nối bàn tay bị đứt lìa không cần dùng kim chỉ khâu
Một nam thanh niên 17 t.uổi, bị đứt lìa bàn tay phải, đã được các bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ khâu nối mạch m.áu thành công.
Bàn tay phải của bệnh nhân được nối thành công – Ảnh: BV
Đặc biệt, các bác sĩ đã dùng biện pháp khâu nối mới, không dùng kim chỉ khâu; bàn tay được khâu nối sau 7 ngày đã có kết quả hồi phục rất tốt.
Trước đó, khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân T.Đ.K. (17 t.uổi, ngụ An Giang) được chuyển đến trong tình trạng đứt lìa bàn tay phải từ cổ tay xéo đến khớp bàn ngón 5. Vết đứt sắc gọn và có nhiều dị vật, phần bàn tay phải được bảo quản kèm theo.
Lúc nhập viện, các bác sĩ đ.ánh giá bệnh nhân ở giờ thứ 4 sau đứt lìa bàn tay, êkip phẫu thuật được triệu tập khẩn để vi phẫu, cố gắng khâu nối cứu lấy chức năng bàn tay cho bệnh nhân.
Êkip tiến hành phẫu thuật, bơm rửa làm sạch vết thương, xuyên đinh cố định xương bị gãy, khâu nối động mạch quay và động mạch trụ, khâu nối 2 tĩnh mạch, gân duỗi, thần kinh, gân các ngón tay…
Sau hơn 6 giờ khâu nối, các bác sĩ đã phục hồi toàn bộ giải phẫu cho bàn tay bị đứt lìa. Đặc biệt khi khâu nối mạch m.áu, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật nối mạch bằng dụng cụ bấm nối vi phẫu 2 đầu mạch m.áu mà không cần dùng chỉ khâu.
Thời gian khâu nối mạch m.áu được rút ngắn, thời gian phục hồi bàn tay sẽ được sớm hơn. Hiện tại, sau 7 ngày phẫu thuật, bàn tay phải của K. đã hồng ấm, các ngón tay có thể cử động nhẹ, đang được theo dõi và điều trị tiếp tục, để được đ.ánh giá và tập vật lý trị liệu phục hồi dần chức năng.