Bệnh viện Trung ương Huế cảnh báo tỷ lệ vi khuẩn gram âm đa đề kháng tăng cao, khiến công tác điều trị bệnh nhân khó khăn và chi phí tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do người dân tự ý dùng kháng sinh.
Cảnh báo này vừa được đưa ra tại buổi phát động Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc, tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Huế chiều 22.11.
Bài Viết Liên Quan
- Lạm dụng thuốc tăng trưởng chiều cao ‘thần tốc’, cha mẹ đang làm hại con
- Trẻ bị tay chân miệng, 3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện ngay
- B.é t.rai 2 t.uổi suýt m.ất m.ạng vì vi khuẩn ăn t.hịt n.gười xâm nhập vào cơ thể từ vết côn trùng cắn
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên buổi lễ đã được tổ chức trực tuyến. Ảnh T.H
Theo Tổ chức Chống đề kháng kháng sinh toàn cầu (GARP), qua nghiên cứu và ghi nhận, tại Việt Nam phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn chiếm 88% ở thành thị và 91% ở nông thôn. Nguyên nhân tự ý dùng kháng sinh chủ yếu để điều trị ho và sốt.
Đáng chú ý, tỷ lệ vi khuẩn gram âm đa đề kháng được ghi nhận tăng cao ngay cả ở những người khỏe mạnh trong cộng đồng.
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình đề kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV-2 diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, các vấn đề như quá tải y tế, không phân tầng nguy cơ hay không đ.ánh giá dấu hiệu nhiễm khuẩn của người bệnh khiến tình trạng lạm dụng kháng sinh tăng lên và làm tốc độ kháng kháng sinh xảy ra nhanh hơn.
Kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng, thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi; càng đáng báo động khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của con người.
Tiến tới không sử dụng kháng sinh đa đề kháng
Theo bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, trong nhiều năm qua với sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên, bệnh viện đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.
Số lượng người bệnh mang vi khuẩn đa kháng thuốc giảm từ 10-15% hằng năm và chủ yếu các chủng đa kháng thuốc có mặt trong cộng đồng. Hầu hết các bệnh nhân được phát hiện sớm ngay từ khi vào viện, tỷ lệ cho nuôi cấy vi khuẩn đúng chỉ định và thời điểm nhằm phát hiện sớm các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc tăng khoảng 20%.
Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng kháng sinh đa đề kháng giảm 31% từ năm 2019 và tiến tới không còn tình trạng này trong bệnh viện. Qua kết quả đ.ánh giá cho thấy các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc thường gặp như Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae, Ecoli… giảm rõ rệt từ 10 – 30%.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, phát biểu khẳng định bệnh viện sẽ tiến tới không sử dụng kháng sinh đa đề kháng. Ảnh T.H
GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, yêu cầu toàn thể cán bộ, nhân viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế.
Đồng thời, chung tay góp sức ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh… nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân tại bệnh viện, góp phần giảm gánh nặng về kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với cộng đồng.
‘Vũ khí’ mới t.iêu d.iệt vi khuẩn kháng kháng sinh
Vi khuẩn kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, dẫn đến cái c.hết của hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Tuy nhiên, một công nghệ sửa gen mang tên CRIPSR-Cas9 có thể giúp loại bỏ chúng.
Bên trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ở Atlanta. Ảnh: AP
Kênh DW (Đức) cho biết trước khi phát hiện ra penicillin vào năm 1928, những loại bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến c.hết người. Kháng sinh đã đem lại lợi thế đáng kể cho con người trong cuộc chiến chống vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, khi các loại kháng sinh được nâng cấp thì vi khuẩn cũng vậy.
Tình trạng gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh là một trong những vấn đề y tế đáng lo ngại nhất toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm vi khuẩn kháng kháng sinh khiến 700.000 người t.ử v.ong. Một nghiên cứu năm 2018 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu thực hiện cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh khiến 33.000 người t.ử v.ong tại Liên minh châu Âu (EU) mỗi năm.
Các nhà khoa học cũng gặp khó khăn trong việc bào chế loại kháng sinh mới “chiến đấu” với vi khuẩn kháng kháng sinh. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra cách diệt vi khuẩn kháng kháng sinh trong ruột loài chuột. Phương pháp đang trong quá trình nghiên cứu này sử dụng công nghệ điều chỉnh gen được vinh danh giải Nobel là CRISPR-Cas9.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sherbrooke (Canada) cũng sử dụng công nghệ này để “đào sâu” vào vi khuẩn kháng kháng sinh và tác động vào gen để vô hiệu hóa khiến chúng c.hết mòn từ bên trong.
CRISPR-Cas9 được coi như một cỗ máy tìm kiếm và cắt phân tử, khi bạn đưa cho nó một mục tiêu là chuỗi ADN, nó sẽ chỉ tập trung cắt mục tiêu này. Trong trường hợp này là chuỗi ADN thuộc gen kháng kháng sinh.
Kết quả thu được khá hứa hẹn bởi vi khuẩn kháng kháng sinh bị t.iêu d.iệt. Điều đặc biệt là CRISPR-Cas9 chỉ nhắm đến các vi khuẩn có hại và không gây ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi trong cơ thể người, điều mà thuốc kháng sinh thường gây ra.
Về lý thuyết có thể giản đơn nhưng trên thực tế, việc đưa “cỗ máy này” vào trong vi khuẩn kháng kháng sinh là không dễ dàng. Các nhà nghiên cứu Canada đã tìm ra được phương pháp là các vi khuẩn có thể truyền gien lẫn nhau khi va chạm, quá trình này gọi là sự tiếp hợp.
Các nhà khoa học đã sử dụng CRISPR-Cas9 để nhắm đến gien kháng kháng sinh và biến đổi để chúng trở nên dễ di chuyển hơn giữa các vi khuẩn. Sau đó, họ đặt chúng vào các vi khuẩn vô hại và truyền vào trong cơ thể chuột. Điều ngạc nhiên là chúng loại bỏ hơn 99,9% vi khuẩn kháng kháng sinh chỉ sau 4 ngày.
Mặc dù qua thử nghiệm CRISPR-Cas9 khá hiệu quả nhưng các nhà nghiên cứu chưa biết liệu vi khuẩn có phát triển được khả năng kháng công nghệ này hay không.