Kinh nghiệm thực tế cho thấy hầu hết trường hợp lây nhiễm cho cán bộ y tế trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân là do mang khẩu trang không đạt chuẩn – giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang cho biết.
Khẩu trang 3M dỏm cơ quan chức năng Hà Nội vừa thu giữ – Ảnh: VTV
Hôm nay 9-8, Bệnh viện Việt Đức có thông tin cho biết trong tình hình dịch COVID-19 nóng bỏng, khó lường, nhiều nhà tài trợ, nhóm hảo tâm, bè bạn đã kêu gọi và quyên góp mua tặng khẩu trang, thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế.
“Tuy nhiên khi kiểm tra các trang bị bảo hộ, đặc biệt khẩu trang N95 – một lá chắn quyết định trong ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, thì rất nhiều trong số khẩu trang nhận được từ các nguồn tài trợ là không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp lây nhiễm cho nhân viên y tế trong khi chăm sóc, điều trị người bệnh là do mang khẩu trang không đạt chuẩn” – ông Bình Giang cho biết.
Theo ông Giang, đây là nguy cơ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của cán bộ y tế.
Trước đó ngày 6-8, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội phối hợp Đội quản lý thị trường số 22 – Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra Công ty cổ phần Thiết bị nguyên phụ liệu khẩu trang Việt Nam.
Đoàn kiểm tra phát hiện 143 thùng khẩu trang với số lượng gần 20.000 chiếc khẩu trang 3M không có hóa đơn chứng từ do công ty mua lại để bán có dấu hiệu bị giả nhãn hiệu.
Thông tin ban đầu công ty này đặt mua lô khẩu trang này trên mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Đại diện một đơn vị cung cấp trang thiết bị y tế cho biết hiện đã có một danh mục các mặt hàng khẩu trang “dỏm”, với mã Lot Codes dỏm bệnh viện sẽ trả hàng, không tiếp nhận.
Các “Lot Codes” khẩu trang 3M dỏm, bệnh viện từ chối tiếp nhận – Ảnh: THANH TÂM
Vị này cũng cho biết các đoàn thiện nguyện có nhu cầu mua hàng tặng y bác sĩ nhưng do thị trường có nhiều loại khẩu trang giá dao động rất khác nhau, trên khẩu trang đều có chữ 3M trên nhãn nên bị nhầm lẫn. “Nếu khẩu trang 3M chính hãng phải 50.000-55.000 đồng/chiếc, dưới giá đó đều là hàng dỏm”.
“Khi mua khẩu trang loại dùng cho cán bộ y tế, khách hàng có thể xem mã Lot Codes (lô sản xuất), đồng thời yêu cầu nhà cung cấp gửi giấy tờ, hồ sơ, ai có đủ hóa đơn chứng từ mới mua, hoặc cài app soi mã vạch, nếu sản phẩm có mã vạch trùng với mã vạch nhà cung cấp khẩu trang 3M của Mỹ thì mới mua” – công ty cung cấp thiết bị y tế kể trên hướng dẫn
HCDC lưu ý những điều bệnh nhân COVID-19 cần làm khi được giám sát y tế tại nhà
Trung tâm kiếm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã chia sẻ 8 điều người bệnh cần làm khi được giám sát y tế tại nhà.
Theo đó, các trường hợp người bệnh F0 được giám sát y tế tại nhà có thể có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc có chỉ số nồng độ vi-rút thấp nên khả năng lây cho gia đình không cao. Nhưng để đảm bảo an toàn, không lây nhiễm cho người trong gia đình, người bệnh cần phải tuân thủ thực hiện các biện pháp:
– Không ra khỏi nhà trong thời gian được giám sát y tế
– Tuyệt đối thực hiện: giữ khoảng cách 2m, mang khẩu trang và tấm che giọt b.ắn nếu cần thiết tiếp xúc trực tiếp với người nhà; nếu người bệnh chỉ có một mình người bệnh không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên; Tự theo dõi sức khỏe, theo dõi nhiệt độ mỗi ngày nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế.
– Uống nước đầy đủ, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, vận động điều độ ngay tại phòng để tăng cường sức đề kháng.
– Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt
– Phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh bề mặt xung quanh nơi người bệnh ở.
– Nhân viên y tế sẽ liên hệ với người bệnh để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào được kết thúc thời gian giám sát y tế tại nhà.
– Khi cần tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bản thân hoặc người thân trong gia đình, gọi Tổng đài “1022” để được hỗ trợ.
– Liên hệ các trung tâm y tế quận huyện nơi cư trú khi cần được hướng dẫn các thủ tục cách ly hoặc hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm.
Khuyến cáo từ Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)