Có cần tiêm lại từ đầu nếu muộn liều vaccine Covid-19 thứ 2?

Tôi đã tiêm liều một vaccine Aztrazeneca, vì lý do cá nhân hiện bị trễ lịch tiêm liều hai, như vậy tôi có phải tiêm lại từ đầu không? (Phương, 24 t.uổi, TP HCM)

Trả lời:

Đa số vaccine ngừa Covid-19 hiện nay đều cần hai liều tiêm để đạt được miễn dịch đầy đủ. Khoảng cách giữa hai liều có thể khác nhau tùy từng loại vaccine. Đối với vaccine AztraZeneca, thời gian khuyến cáo giữa hai liều tiêm trong khoảng 8-12 tuần.

Các nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian giữa hai liều tiêm vaccine AstraZeneca có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Khoảng cách này nên là từ 8 tuần trở lên để có thể phát huy tối đa hiệu quả vaccine.

Tuy vậy, khoảng thời gian giữa hai liều tiêm vaccine từ khuyến cáo của nhà sản xuất cho đến thực tế cũng có một số thay đổi. Ví dụ, Bộ Y tế Australia khuyến cáo hai mũi tiêm vaccine Astrazeneca cách nhau khoảng 12 tuần trong bối cảnh thông thường, nhưng trong hoàn cảnh dịch bùng phát, có thể rút ngắn xuống 4-8 tuần.

Ngược lại, thời điểm tiêm mũi thứ hai có thể kéo dài hơn do không thể tuân thủ lịch tiêm hoặc do không đủ nguồn vaccine như ở Canada khuyến cáo thì có thể kéo dài khoảng cách giữa hai mũi tiêm đến 16 tuần.

Sau khi tiêm liều đầu tiên 14 ngày và trước khi tiêm liều hai, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa nhiễm nCoV có triệu chứng đạt từ 52 đến hơn 70%. Như vậy, người được tiêm một liều vaccine vẫn được bảo vệ một phần. Hiện chưa có dữ liệu nghiên cứu hiệu quả của vaccine nếu thời gian tiêm liều hai bị trì hoãn lâu hơn khoảng thời gian khuyến cáo.

Với vaccine mRNA như Pfizer và Moderna, nếu không thể tuân thủ lịch tiêm giữa hai liều thì có thể hoãn liều thứ hai tối đa đến 42 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) không khuyến cáo tiêm lại từ đầu nếu không thể thực hiện được liều tiêm thứ hai.

co can tiem lai tu dau neu muon lieu vaccine covid 19 thu 2 48a 5905186

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một người dân ở TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Bình
Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam

Thêm nhiều nước giới hạn độ t.uổi tiêm vaccine AstraZeneca

Australia và Philippines giới hạn độ t.uổi tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca, Liên minh châu Phi hủy kế hoạch mua vaccine trong bối cảnh khan hiếm toàn cầu.

Philippines đình chỉ sử dụng vaccine này cho người dưới 60 t.uổi. Australia khuyến cáo người dưới 50 t.uổi nên lựa chọn vaccine của Pfizer thay vì AstraZeneca. Chính phủ cảnh báo sự thay đổi này sẽ làm chậm chiến dịch tiêm chủng.

Quyết định được các nước đưa ra ngày 8/4 sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) tuyên bố chứng đông m.áu, giảm tiểu cầu là “tác dụng phụ hiếm gặp” của vaccine AstraZeneca.

Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi cũng cho biết đang hướng đến vaccine Johnson & Johnson. Châu Phi đã từ bỏ ý định mua vaccine AstraZeneca từ Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII).

Hôm 7/4, Italy, Pháp, Hà Lan Đức và nhiều nước trong khối Liên minh châu Âu đề xuất độ t.uổi tối thiểu tiêm vaccine AstraZeneca. Anh khuyến cáo người dưới 30 t.uổi nên chọn loại vaccine khác thay thế. Hàn Quốc cũng đình chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca ở người dưới 60 t.uổi, đồng thời phê duyệt vaccine Johnson & Johnson.

Nam Phi dừng tiêm vaccine AstraZeneca hồi tháng trước sau một thử nghiệm nhỏ cho thấy sản phẩm không đủ hiệu quả với biến thể lưu hành trong khu vực.

them nhieu nuoc gioi han do tuoi tiem vaccine astrazeneca 4c7 5691920

Người dân tại AstraZeneca Milan, Italy được tiêm vaccine AstraZeneca hồi tháng 2/2021. Ảnh: NY Times

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của AstraZeneca, Pascal Soriot, cho biết công ty đã phân phối 37 triệu liều vaccine thông qua chương trình Covax.

“Chúng tôi tiếp tục làm việc 24/7 để đảm bảo thế giới được tiếp cận vaccine rộng rãi, công bằng với giá cả phải chăng”, ông nói.

Vaccine AstraZeneca được bán với giá gốc, chỉ vài USD một liều và không cần bảo quản lạnh sâu, phức tạp như sản phẩm từ các hãng đối thủ. Lợi thế này khiến vaccine trở thành nòng cốt trong chương trình tiêm chủng ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, từ khi được phê duyệt, vaccine gây nhiều tranh cãi. Ban đầu, nó gây hoài nghi về hiệu quả ở người lớn t.uổi. Giờ đây, vaccine khiến các nước lo lắng về tác dụng phụ đông m.áu nguy hiểm ở người trẻ hơn.

Hồi tháng 3, nhiều nước châu Âu như Đức, Pháp, Italy đã ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca trong thời gian chờ đợi ý kiến của EMA. Đến 18/3, cơ quan tuyên bố vaccine an toàn, hiệu quả và không liên quan đến chứng đông m.áu. Song hôm 7/4, EMA thay đổi quan điểm, gọi đây là “tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine”. Cùng với những thất bại trong khâu sản xuất, phân phối, vaccine AstraZeneca một lần nữa gặp trở ngại trên thị trường châu Âu và nhiều khu vực khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *