Bệnh nhân được cứu sống nhờ thực hiện quy trình báo động đỏ giữa Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Chiều 1/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân T.Đ.V (nam, 15 t.uổi, Cần Thơ) bị ngưng tim, ngưng thở ngoài viện do rối loạn nhịp tim nặng.
Bài Viết Liên Quan
- Loại quả này được ví như ‘ngôi vương’ của Việt Nam, ăn thường xuyên sẽ nhận 4 tác dụng lớn này
- 10 bệnh về da và các bài thuốc dân gian trị liệu
- Nhận biết dấu hiệu ung thư ở nam giới
Bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhi sau can thiệp. Ảnh: TTXVN phát
Bệnh nhân có tiểu sử bệnh tim bẩm sinh, đã phẫu thuật cách đây 10 năm. Chiều 30/9, bệnh nhân đột ngột ngưng tim, ngưng thở ngoài bệnh viện, nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng trong tình trạng: môi tím, mạch bằng 0, huyết áp bằng 0. Bệnh nhân được xử trí hỗ trợ hô hấp bằng phương pháp thở máy, sử dụng vận mạch. Nhận thấy bệnh nhân cần được đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu, ngay lập tức các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ liên hệ gấp với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để phối hợp cấp cứu bệnh nhân.
Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ liền bố trí ekip đặt máy tạo nhịp và kích hoạt ekip trong tư thế sẵn sàng chờ bệnh nhân được chuyển viện sang. Ekip can thiệp do bác sĩ Thân Hoàng Minh và cộng sự tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời cho bệnh nhân. Thời gian thực hiện thủ thuật là 30 phút. Sau đặt máy tạo nhịp tạm thời, các dấu hiệu sinh tồn cải thiện, nhịp máy 80 lần/phút, huyết áp ổn định (đã ngưng thuốc vận mạch).
Chiều 1/10, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện được các y lệnh, sinh tồn ổn định, nhịp của máy là 80 lần/phút. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: Khi quy trình báo động đỏ liên viện được khởi động, nhiều lằn ranh giữa các đơn vị y tế sẽ tạm dỡ bỏ, nhiều thủ tục được đơn giản hóa, nhân viên y tế sẽ có cơ hội tiếp cận bệnh nhân trong vài phút. Báo động đỏ liên viện được áp dụng ở những ca đa chấn thương nguy hiểm đến tính mạng, tai biến sản khoa nghiêm trọng, các trường hợp cần sự tham gia khẩn cấp của nhiều chuyên khoa. Lực lượng chủ yếu của quy trình là các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, phẫu thuật viên giỏi. Quy trình báo động đỏ mang lại cơ hội vàng, giúp hồi sinh các trường hợp bệnh nhân nguy kịch.
Ánh Tuyết
Theo TTXVN
Cứu sống bệnh nhi bị ngưng tim
CẦN THƠ – Bệnh nhân 15 t.uổi ở quận Bình Thủy bị ngưng tim, ngưng thở, được hai bệnh viện cùng kích hoạt quy trình báo động đỏ cứu sống.
Bệnh nhân Trương Đại Vỹ đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh: Thanh Phong.
Em Trương Đại Vỹ bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot, đã phẫu thuật 10 năm. Chiều 30/9 em đột ngột ngưng tim, ngưng thở, được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng mê man, môi tím, mạch và huyết áp bằng 0.
Bệnh nhi được các bác sĩ hỗ trợ hô hấp bằng máy thở, sử dụng thuốc vận mạch. Đây là trường hợp có chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời cấp cứu, các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để phối hợp cấp cứu bệnh nhân.
Ngay khi nhận cuộc gọi, Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ bố trí ê kip đặt máy tạo nhịp được kích hoạt sẵn sàng. Lúc 19h, bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng hôn mê, khó tiếp xúc, mạch rất chậm… và lập tức chuyển sang phòng can thiệp. Trong 30 phút, các bác sĩ đặt máy tạo nhịp tạm thời cho bệnh nhi, sau đó, các dấu hiệu sinh tồn cải thiện, nhịp máy 80 lần/phút, huyết áp ổn định.
Hiện bệnh nhân tỉnh, chỉ số sinh tồn ổn định, được tiếp tục theo dõi và điều trị tại viện.
“Báo động đỏ liên viện” được áp dụng ở những ca đa chấn thương nguy hiểm đến tính mạng, tai biến nghiêm trọng, các trường hợp cần sự tham gia khẩn cấp của nhiều chuyên khoa”, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nói. Quy trình này đã cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch.
Cửu Long
Theo VNE