Trong quá trình nội soi, các bác sĩ nhận thấy một ổ loét ở dạ dày ngập m.áu tươi. Các bác sĩ đã súc rửa kiểm tra và nhận thấy tại ổ loét m.áu đang phun thành tia.
Ngày 26.11, bác sĩ Võ Văn Thiện, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, cho biết bệnh viện đã cứu sống bệnh nhân bị loét dạ dày nặng, xuất huyết ồ ạt, m.áu phun thành tia.
Các bác sĩ tiến hành thủ thuật nội soi cho bệnh nhân ngay trên giường bệnh. Ảnh ĐỨC NHẬT
Trước đó, ngày 19.11, bệnh nhân N.T.H (51 t.uổi, trú tại TT.Đăk Hà, H.Đăk Hà, Kon Tum) nhập viện điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong tình trạng đi cầu ra m.áu ồ ạt, mệt lả, huyết áp tụt.
Bệnh nhân được hồi sức tích cực bằng dịch truyền, truyền 10 đơn vị m.áu tươi, sử dụng thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng. Sau 1 ngày điều trị, tình trạng vẫn không được cải thiện, bệnh nhân rơi vào trình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, tiếp tục đi cầu ra m.áu, nguy kịch và được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực và chống độc.
Tại đây, bệnh nhân được hồi sức, đặt nội khí quản, hỗ trợ oxy để đảm bảo hô hấp. Qua hội chẩn, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày ồ ạt, suy hô hấp. Nguyên nhân được xác định là loét dạ dày. Bệnh nhân ngay sau đó đã được bệnh viện tiến hành nội soi dạ dày cấp cứu, cầm m.áu.
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ nhận thấy một ổ loét ở hành tá tràng ngập m.áu tươi. Các bác sĩ đã súc rửa kiểm tra và nhận thấy ổ loét tá tràng m.áu phun thành tia, ổ loét nằm khuất sau môn vị nên tiếp cận cực kỳ khó khăn. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi kẹp mạch m.áu đang chảy.
Quá trình cấp cứu, bệnh nhân đã được truyền dịch, tiêm thuốc cầm m.áu, truyền 18 đơn vị m.áu toàn phần, 3 đơn vị huyết tương và kẹp 9 clip cầm m.áu. Bệnh nhân trong tình trạng choáng, mất m.áu nặng, ổ loét nằm ở vị trí khó khăn nên việc kẹp mạch m.áu phải kéo dài, do đó các bác sĩ phải vừa hồi sức vừa làm nội soi.
Bác sĩ Đặng Văn Long, Khoa Ngoại tổng hợp, cho biết xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý cấp cứu, đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm, xác định được nguyên nhân c.hảy m.áu để cầm m.áu… Nếu không người bệnh sẽ bị mất m.áu nặng và dẫn đến t.ử v.ong. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện, bệnh nhân đã được cấp cứu cầm m.áu thành công.
Hiện bệnh nhân H. đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi điều trị tại bệnh viện.
Gần 9 tiếng ‘căng não’ cứu sống nữ bệnh nhân 35 t.uổi
Do hậu quả của chất độc, nữ bệnh nhân đã bị hẹp toàn bộ thực quản và dạ dày ở ngay dưới ngã ba hầu họng suốt 2 năm nay, hàng tuần phải nong thực quản.
Tuy nhiên khoảng 6 tháng nay, bệnh nhân không thể ăn uống gì được phải đặt sonde mũi bơm nước cháo sống qua ngày. Trước tình trạng này của bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo đường tiêu hóa trên, cứu sống bệnh nhân.
Ca phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo đường tiêu hóa trên cho bệnh nhân này kéo dài gần 9 giờ đồng hồ.
Theo lời kể của người nhà, cách đây 2 năm, do căng thẳng trước áp lực cuộc sống, bệnh nhân Lương Thị H (35 t.uổi, ở Bắc Ninh) của 4 đứa con đã chọn con đường giải thoát bằng việc uống 200ml hóa chất tẩy rửa bồn cầu, phải vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Tại thời điểm đó, bệnh nhân rất nặng, với các biến chứng cấp tính của chất độc gây thủng đường tiêu hóa đã được TS.BS Trần Mạnh Hùng – Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp phẫu thuật qua cơn hiểm nghèo.
Trong suốt 2 năm qua, do hậu quả của chất độc, bệnh nhân bị hẹp toàn bộ thực quản và dạ dày ở ngay dưới ngã ba hầu họng, phải nong thực quản liên tục hàng tuần tại Bệnh viện Bạch Mai. Tuy vậy bệnh nhân cũng chỉ uống được từng thìa nước cháo và rất đau đớn khi nuốt. 6 tháng gần đây bệnh nhân hoàn toàn không nuốt được, phải đặt ống sonde mũi bơm nước cháo để sống cho qua ngày. Bệnh nhân rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng nặng, cơ thể suy kiệt, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có sự hỗ trợ của người thân.
Một quyết định đầy trách nhiệm đã được đưa ra đó là nuôi dưỡng nâng cao thể trạng để chuẩn bị tốt cho phẫu thuật cắt toàn bộ thực quản và dạ dày, sau đó tạo hình lại đường tiêu hóa trên cho bệnh nhân. Đây là cứu cánh duy nhất cho người bệnh vào lúc này.
Ngày 18/10/2021 TS. Hùng cùng ekip đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ca mổ kéo dài gần 9 giờ, không ít những khó khăn trong quá trình phẫu thuật nhưng cuối cùng ca mổ đã thành công ngoài mong đợi với niềm vui của toàn bộ ekip. Ngày thứ 8 sau mổ bệnh nhân đã có thể ăn uống qua đường miệng. Ngày 29/10, sau mổ 11 ngày bệnh nhân phục hồi tốt, ăn uống trở lại bình thường và được xuất viện trong sự vui mừng của người bệnh, gia đình và các thầy thuốc.
Sau 2 năm không thể ăn trọn vẹn một miếng cháo, chị H đã được các bác sĩ tạo hình đường tiêu hóa thành công, giúp chị trở lại cuộc sống bình thường.
Chia sẻ về ca phẫu thuật hy hữu này, một bác sĩ trong ekip cho biết, trong quá trình mổ, khó khăn đối với bệnh nhân bỏng thực quản do hóa chất là ranh giới giải phẫu không còn, thực quản nằm trong trung thất cạnh các mạch m.áu lớn, khí quản;
Khó khăn thứ 2 đối với những bệnh nhân này là phần thực quản bị tổn thương ở ngay dưới ngã ba hầu họng, không còn một vị trí nào lành. Khi đặt vấn đề phẫu thuật để bệnh nhân ăn lại được phải có 3 yếu tố: Một là miệng nối phải đảm bảo an toàn; Hai là cái thực quản mới tạo hình phải đủ dài; Và ba là khi bệnh nhân ăn không được trào ngược. Vì vậy quyết định tạo hình lại toàn bộ đường tiêu hóa trên bằng hồi – đại tràng phải là an toàn và hiệu quả hơn cả cho trường hợp này
Đ.ánh giá về ca bệnh này, TS.BS Trần Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Phẫu thuật thực quản và dạ dày do bỏng hóa chất ăn mòn là một trong những phẫu thuật hiếm gặp, ngoài Việt Nam chỉ có 1 vài nước trên thế giới ghi nhận trong y văn, nhưng cũng chưa có trường hợp nào tổn thương nặng nề và phức tạp như trường hợp này. Thành công của ca bệnh này là nhờ sự phối hợp hiệu quả, đầy trách nhiệm giữa các thầy thuốc, giữa các đơn vị, khoa phòng trong bệnh viện. Bệnh nhân được trở lại cuộc sống bình thường, được tái hòa nhập cộng đồng, có thể tự chăm sóc bản thân và các con là niềm vui, hạnh phúc nhất với chúng tôi”.