Lần đầu tiên BVĐK tỉnh Ninh Thuận thực hiện phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhân 14 và 16 t.uổi bị u sọ não và xuất huyết não.
Xuất huyết não nặng sau thời gian dài đau đầu
Tin từ BVĐK tỉnh Ninh Thuận, bệnh nhân Thái Anh T. (16 t.uổi, ở thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn) nhập viện trong tình trạng hôn mê, điểm Glasgow 7 điểm (thang điểm đ.ánh giá người hôn mê), yếu nửa người bên phải.
Theo người nhà bệnh nhân, em T. bị đau đầu thường xuyên, kéo dài một thời gian, tuy nhiên vì chủ quan nên gia đình chưa cho em đi khám.
Sau khi chụp CT sọ não và các thăm khám cần thiết, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân T. xuất huyết não thất, ổ xuất huyết đỉnh trái, lan vào hệ thống não thất, xuất huyết liềm não.
Xác định cần phải cứu chữa khẩn cấp nên sau khi giải thích cho gia đình, các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu dẫn lưu phần xuất huyết cho bệnh nhân T.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật não cho bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, đến ngày 28/2, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân tốt, đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tích cực.
Sau phẫu thuật não, bệnh nhân T. đang dần hồi tỉnh.
Một bệnh nhân nữa vừa được bóc u não thành công ngay tại Ninh Thuận là Nguyễn Quỳnh D. (14 t.uổi, thường trú tại xã Phước Diêm, Thuận Nam, Ninh Thuận).
Cách đây ít ngày, bệnh nhân D. nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội kèm chóng mặt, mệt mỏi. Người nhà bệnh nhân cho biết, tình trạng này đã kéo dài hơn 1 tháng.
Các bác sĩ chụp CT sọ não phát hiện bệnh nhân xuất huyết não thất, ổ xuất huyết đỉnh trái, lan vào hệ thống não thất hai bên, xuất huyết liềm não.
Sau khi hội chẩn, bệnh viện xác định cần phẫu thuật ngay cho bệnh nhân, ca phẫu thuật do BSCKII Nguyễn Thanh Hải – Trưởng khoa Ngoại thần kinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận) làm trưởng kíp phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng, các bác sĩ tiến hành bóc sạch u não cho bệnh nhân, sau đó tiến hành vá màng cứng, tạo hình nắp sọ bằng lưới titan.
Đến 28/2, bệnh nhân D. đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có bất kỳ dấu hiệu yếu liệt, ảnh hưởng đến thần kinh.
Theo BSCKII Nguyễn Thanh Hải, đây là ca bệnh đặc biệt, bệnh nhận ở độ t.uổi nhỏ, khi nhập viện không có dấu hiệu về khu trú thần kinh, không yếu liệt, méo miệng. Điều này đặt ra cho kíp phẫu thuật thách thức là phải hạn chế tối đa nhất các tổn thương về thân kinh cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ đã tập trung cao độ, áp dụng thành thục, chính xác các kỹ thuật.
Qua 2 ca bệnh t.uổi thiếu niên này, các bác sĩ ở BVĐK tỉnh Ninh Thuận khuyến cáo, bậc phụ huynh khi thấy con em mình đau đầu kéo dài, chóng mặt, đặc biệt là đau đầu khi vận động, méo miệng…nên đưa đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra và tư vấn điều trị.
Việc phẫu thuật kịp thời cho người xuất huyết não ngay tại địa phương giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, hạn chế tối đa những hậu quả để lại trên bệnh nhân (vì được cấp cứu trong thời gian vàng). Từ đó, bệnh nhân sớm hồi phục, không phải là gánh nặng cho gia đình.
Nguyên nhân âm thầm khiến nhiều người trẻ đột quỵ
Cao huyết áp thường không có triệu chứng sớm và đang có dấu hiệu trẻ hóa, gây ra đột quỵ khiến nhiều người bệnh trẻ t.uổi phải chịu di chứng lâu dài.
Cao huyết áp có thể gây đột quỵ do xuất huyết não nhưng nhiều người trẻ không để ý căn bệnh này. Ảnh minh họa: Unsplash.
Một phụ nữ 35 t.uổi được chuyển từ Cần Thơ đến TP.HCM vì xuất huyết não, huyết áp 240 mmHg – chỉ số cao không tưởng. Trên phim CT hiển thị vùng xuất huyết với thể tích m.áu lớn.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115, cô đã rơi vào hôn mê sâu, đồng tử giãn 2 bên. Đến chiều cùng ngày, gia đình được đưa về nhà vì đã hết hy vọng.
Cách đây không lâu, một cô gái 23 t.uổi được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng tương tự.
“Khó. May mắn giữ được mạng sống thì cũng sống với di chứng tàn phế”, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), đồng thời là Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, tiếc nuối.
Khác với nhồi m.áu não, cho đến nay, y học hiện đại vẫn rất khó khăn với xuất huyết não. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hầu hết người trẻ không phát hiện sớm và không biết bản thân mắc bệnh lý huyết áp.
Đột quỵ ở t.uổi đôi mươi
Cô gái 23 t.uổi nói trên nhập viện hồi cuối tháng 1. Thời điểm được chuyển viện lên TP.HCM, nữ bệnh nhân đã rơi vào hôn mê sâu, thở máy qua nội khí quản với chẩn đoán hôn mê xuất huyết não.
“Điều đáng buồn hơn gia đình các bệnh nhân hoàn toàn không biết khả năng cô đã bị cao huyết áp trước đó”, ông nói.
Chia sẻ với Tri thức – Znews, PGS Nguyễn Huy Thắng cho hay dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng tiếp nhận điều trị cho một nam thanh niên mới 21 t.uổi. Bệnh nhân có thể trạng thừa cân, nhập viện trong tình trạng liệt nửa người.
Chuyên gia nhận định bệnh nhân xuất huyết não dưới 30 t.uổi có nguyên nhân là cao huyết áp không nhiều. Thay vào đó, lý do chủ yếu là dị dạng mạch m.áu.
“Tuy nhiên, sau khi chụp CT, kết quả cho thấy mạch m.áu não của nam thanh niên này hoàn toàn bình thường. Lúc này, chúng tôi mới kết luận chàng trai này bị xuất huyết não do cao huyết áp”, PGS Thắng chia sẻ.
Hiện tại, nam bệnh nhân tỉnh táo, dự đoán có thể hồi phục. Tuy nhiên, cũng như nhiều người bệnh đột quỵ khác, chàng trai có thể sẽ phải chịu một số di chứng đến suốt đời.
Bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: BSCC.
Theo PGS Thắng, bệnh cao huyết áp hầu hết không có triệu chứng trước khi gây ra hậu quả. Nhiều người trẻ cũng chủ quan, không hề quan tâm đến t.iền sử bệnh lý, khi đi khám huyết áp lên tới 240 mmHg, được thông báo bị cao huyết áp vẫn quả quyết “em hoàn toàn bình thường”.
“Chính tâm lý chủ quan này khiến việc thuyết phục bệnh nhân đi khám đúng định kỳ là rất khó khăn”, PGS Thắng cho biết.
Lối sống vẫn là nguyên nhân chính
Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế, cao huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của m.áu lên thành động mạch tăng cao. Đây được xem là “sát thủ thầm lặng” vì không có triệu chứng nhưng gây tổn thương tim, mạch m.áu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác.
Người bệnh được xác định cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu lớn hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 85 mmHg.
Theo PGS Thắng, trong một năm, Bệnh viện Nhân dân 115 này tiếp nhận khoảng 20.000 ca đột quỵ, khoảng 4.000 ca trong số đó là do xuất huyết não. Số bệnh nhân trẻ, dưới 45 t.uổi chiếm khoảng 15-20%.
Trong đó, cao huyết áp là nguyên nhân đứng đầu gây xuất huyết não ở nhiều người bệnh trên 30 t.uổi. Tỷ lệ này có thể lên đến 90% đối với các bệnh nhân trên 45 t.uổi. Tuy nhiên, PGS Thắng cũng tiếp nhận không ít ca bệnh xuất huyết não vì cao huyết áp mà người bệnh chỉ mới ngoài 20 t.uổi.
Theo Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, thông thường, cao huyết áp thường xuất hiện ở các bệnh nhân trên 45 t.uổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân mới 30 t.uổi đã mắc bệnh này.
Bên cạnh các nguyên nhân vô căn hay các yếu tố gia đình, lý do chủ yếu khiến căn bệnh này trẻ hóa là lối sống hiện đại.
“Mọi người ăn quá nhiều carbohydrates, thực phẩm dầu mỡ, nhiều muối, lười vận động dẫn đến cơ thể thừa cân, béo phì, kéo theo hàng loạt bệnh khác như cao huyết áp, tiểu đường… Ngoài ra, lối sống hiện đại khiến con người tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây nghiện (m.a t.úy, bia rượu, t.huốc l.á…), tỷ lệ cao huyết áp vì thế cũng tăng cao hơn”, PGS Thắng phân tích.
Theo chuyên gia, việc kiểm soát chặt huyết áp chính là chiếc chìa khóa vàng trong điều trị phòng ngừa xuất huyết não. Theo y văn, 70% trường hợp đột quỵ đã có thể tránh được nếu được dự phòng sớm. Lợi ích này có thể còn lớn hơn với dự phòng xuất huyết não.
Chuyên gia khuyên mọi người nên thiết lập cho mình lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thể dục thể thao, không chất kích thích, hạn chế bia rượu.
Điều quan trọng hơn là nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp.
“Những người có thể trạng thừa cân hoặc t.iền sử gia đình có người bị cao huyết áp cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường. Nếu huyết áp liên tục cao hơn 130, người bệnh nên đến các cơ sở y tế kiểm tra để được chẩn đoán và uống thuốc kiểm soát huyết áp”, PGS Thắng khuyến cáo.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh uống thuốc đều đặn có thể giúp kiểm soát huyết áp nhưng không thể làm biến mất bệnh cao huyết áp. Song song với việc uống thuốc, bệnh nhân cũng cần theo dõi huyết áp thường xuyên.