Đau hàm, đôi khi lan sang các vùng khác trên khuôn mặt là mối lo ngại chung. Tình trạng có thể xảy ra do chấn thương khớp hàm, n.hiễm t.rùng xoang, đau răng, các vấn đề về mạch m.áu hoặc dây thần kinh.
Bài Viết Liên Quan
- Acid uric bao nhiêu là mắc bệnh gout?
- Cứu sống cháu bé 9 tháng t.uổi ngưng thở do sặc sữa
- 7 sai lầm người hen suyễn thường gặp khi điều trị tại nhà
Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau hàm, cảm thấy có tiếng kêu khi há miệng. Ảnh minh họa
Đau hàm đột ngột có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như khó ăn, khó nói, mệt mỏi,… Tình trạng này thường liên quan đến sự bất thường hoặc chấn thương ở khớp hàm, nhưng cũng có thể cảnh báo những bệnh lý khác.
Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng đau hàm đột ngột:
1. Rối loạn khớp thái dương hàm
Ở mỗi bên xương hàm của bạn có khớp thái dương hàm, hay còn gọi là TMJ. Khớp này hoạt động như một bản lề nối hàm với hộp sọ. Mặc dù có nhiều chứng rối loạn TMJ khác nhau, nhưng chúng đều có chung triệu chứng phổ biến là đau hàm. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi nhai thức ăn và bạn có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lách cách hoặc bốp khi ăn. Cũng có thể có sự giảm phạm vi chuyển động của hàm.
Ngoài đau hàm, rối loạn khớp thái dương hàm còn có thể gây đau ở mặt, cổ và thậm chí cả vai.
Cách chẩn đoán
Chúng ta có thể dựa vào những triệu chứng mà chúng ta cảm nhận và quan sát được để đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Để chính xác hơn, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, một số phương pháp kiểm tra có thể được chỉ định như:
– Chụp X-quang nha khoa .
– Quét CT (chụp cắt lớp điện toán) .
– MRI (chụp cộng hưởng từ) .
– Nội soi khớp TMJ (được sử dụng để chẩn đoán và trong một số trường hợp là điều trị).
Cách điều trị
Phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Các bác sĩ thường thử các lựa chọn không xâm lấn trước tiên, như dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị không phẫu thuật. Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện, bạn có thể cần phải phẫu thuật hàm.
2. Nghiến răng
Nghiến răng là hành vi phổ biến, chúng thường liên quan đến căng thẳng và lo lắng, nhưng chứng nghiến răng cũng có thể xảy ra một cách vô tình trong khi ngủ. Nghiến răng còn liên quan đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và di truyền.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu nghiến răng thường xuyên thì có thể dẫn đến rối loạn hàm, gây đau hàm, đau đầu, hư răng và các vấn đề khác.
Cách điều trị
Không có thuốc nào có thể ngăn chặn tình trạng nghiến răng nhưng bạn có thể thử một vài biện pháp để giảm sự ảnh hưởng của tình trạng này đến răng hàm mặt:
– Thay đổi hành vi: Bạn có thể để lưỡi, răng và môi nghỉ ngơi đúng cách. Bạn nên học cách đặt lưỡi hướng lên trên để giảm bớt sự khó chịu ở hàm trong khi vẫn giữ răng tách ra và ngậm môi.
– Bảo vệ miệng: Bạn có thể sử dụng miếng bảo vệ miệng bằng nhựa mà bạn có thể đeo vào ban đêm để hấp thụ lực cắn.
Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tần suất nghiến răng, bạn nên giữ tâm lý thoải mái bằng cách thiền hoặc tập yoga, tránh uống rượu và hút thuốc cũng như các sản phẩm có chứa caffeine, tránh nhai kẹo cao su, nếu nghiến răng vào ban ngày thì bạn nên tập trung kiểm soát bản thân.
Nghiến răng thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn hàm, gây đau hàm, đau đầu, hư răng và các vấn đề khác (Ảnh: Internet)
3. Đau răng
Nhiều vấn đề về răng miệng có thể gây đau hàm. Ví dụ, một chiếc răng bị sâu, mới đầu có thể gây đau hàm đột ngột, không liên tục, âm ỉ khi ăn hoặc cắn. Tuy nhiên, nếu sâu răng đã tiến triển nặng có thể gây đau hàm liên tục.
Các vấn đề nha khoa khác như áp xe răng (tích tụ mủ bên trong răng) và bệnh nướu răng cũng có thể gây đau hàm.
Cách chẩn đoán
Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám. Nếu bạn bị sâu răng, bạn cũng có thể dựa vào một số triệu chứng như đau răng – nhất là khi ăn uống đồ lạnh, nóng hoặc ngọt; xuất hiện lỗ hoặc hố trên răng; vết ố màu nâu, đen hoặc trắng trên bất kỳ bề mặt nào của răng, … để đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Cách điều trị
Tuỳ vào nguyên nhân gây đau răng sẽ có hướng điều trị khác nhau. Chẳng hạn, sâu răng ở mức độ nhẹ có thể hàn răng, nếu nghiêm trọng có thể cần triệt tuỷ hoặc nhổ bỏ,…
Các vấn đề răng miệng cũng là nguyên nhân gây đau hàm đột ngột (Ảnh: Internet)
4. Mọc răng khôn
Nếu răng khôn của bạn bắt đầu mọc và không còn đủ chỗ trong khớp cắn khi răng xuyên qua nướu, nó có thể bị kẹt hoặc bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau hàm ở bệnh nhân từ 15-25 t.uổi.
Các triệu chứng của mọc răng khôn (răng số 8 có vị trí ở cuối góc hàm) như kích ứng ở nướu; đau âm ỉ gần phía sau hàm; đau quanh hàm, mắt hoặc tai; nướu đỏ, đốm trắng nhỏ nổi lên
Cách điều trị
Nếu răng khôn mọc bình thường thì không cần điều trị, các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà có thể áp dụng như:
– Chườm đá lạnh
– Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để tránh viêm
– Thấm 1 đến 2 giọt nước cốt chanh lên vùng mọc răng khôn
– Đ.ập nát 1 nhánh tỏi và thoa vào vùng mọc răng khôn
Bên cạnh đó, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra xem răng khôn mọc có bình thường không, có bị viêm hay bất thường gì không để có hướng giải quyết kịp thời.
Mọc răng không là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau hàm ở bệnh nhân từ 15-25 t.uổi (Ảnh: Internet)
5. Vấn đề về xoang
Khi xoang của bạn bị kích thích hoặc n.hiễm t.rùng, chúng sẽ tiết ra chất nhầy dư thừa có thể gây áp lực lên xoang và khớp hàm. Ngoài đau hàm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, đau răng 7, đau má, nghẹt mũi.
Cách chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ kiểm tra tai, mũi và cổ họng của bạn xem có bị sưng, chảy dịch hay tắc nghẽn không thông qua nội soi.
Một số xét nghiệm cụ thể có thể được chỉ định như:
– Lấy mẫu chất nhầy ở mũi đem đi xét nghiệm xem có virus hay vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng của bạn không.
– Xét nghiệm dị ứng. Nếu bạn bị viêm xoang mãn tính, bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có bị dị ứng hay không.
– Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT) để hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra bên trong xoang của bạn.
Cách điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị viêm xoang, tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn và thời gian bạn mắc bệnh. Bạn có thể điều trị n.hiễm t.rùng xoang tại nhà bằng:
– Thuốc thông mũi.
– Thuốc trị cảm lạnh và dị ứng không kê đơn (OTC).
– Nước muối rửa mũi .
– Uống nhiều nước.
Nếu bạn bị n.hiễm t.rùng xoang mãn tính hoặc áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng không thuyên giảm, bạn có thể đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo toa thuốc của bác sĩ.
Khi bị n.hiễm t.rùng xoang, cơ thể tiết ra chất nhầy dư thừa có thể gây áp lực lên xoang và khớp hàm (Ảnh: Internet)
6. Đau dây thần kinh
Đau dây thần kinh xảy ra khi các dây thần kinh ở đầu hoặc cổ bị kích thích hoặc viêm. Một dây thần kinh phổ biến tác động đến mặt và hàm của bạn là dây thần kinh sinh ba, chạy qua má và hàm.
Loại đau này thường do n.hiễm t.rùng hoặc chấn thương ở vùng đầu hoặc cổ. Nó cũng có thể do rối loạn ảnh hưởng đến dây thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS) hoặc đau dây thần kinh sinh ba.
Ngoài ra, cơn đau ở hàm cũng có thể do các vấn đề với cơ thái dương, một trong những cơ liên quan đến việc nhai.
Đối với tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau hàm đột ngột. Ngoài ra, đau hàm cũng là triệu chứng cảnh báo tình trạng đau tim, tự miễn dịch, hoại tử xương hàm, ung thư,… nhưng các nguyên nhân này thường hiếm gặp.
Vì sao trời lạnh dễ gây ê buốt răng?
Răng là một trong những bộ phận tiếp xúc đầu tiên với thức ăn, có tác dụng nghiền nát chúng nên đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, răng nhạy cảm với nhiệt độ, không chỉ món lạnh mà khí hậu lạnh cũng có thể gây ê buốt răng.
Khi cắn phải thức ăn quá lạnh, chẳng hạn như kem, thì răng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt. Tình trạng răng nhạy cảm này chỉ kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thời tiết lạnh có thể gây những vết nứt siêu nhỏ trên men răng và gây ê buốt . SHUTTERSTOCK
Răng nhạy cảm xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Độ t.uổi thường bị răng nhạy cảm nhất là từ 20 đến 40 t.uổi. Những nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến răng nhạy cảm là đ.ánh răng quá mạnh, hao mòn răng, nghiến răng hoặc bệnh về nướu.
Trên thực tế, răng được cấu tạo từ nhiều phần khác nhau. Lớp ngoài cùng là men răng, có tác dụng chống lại nhiệt độ lạnh và nóng từ bên ngoài. Chính nhờ lớp men bảo vệ mà răng chúng ra có thể nhai, cắn, nghiền nát thức ăn mà không cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
Men răng thực sự là lớp vỏ bao bọc cứng nhất trên cơ thể người. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, men răng sẽ bị hao mòn. Tình trạng này làm lộ ngà răng. Ngà răng là phần nhạy cảm của răng và có màu vàng nhạt. Đây cũng là lớp bảo vệ ống tủy răng, nơi chứa dây thần kinh và mạch m.áu.
Men răng dù rất cứng nhưng có thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân trong miệng. Chẳng hạn, men răng có thể bị mòn nếu uống quá nhiều nước ngọt hoặc nước ép trái cây có tính a xít cao. Các món chua, kẹo cũng là thủ phạm làm mòn men răng.
Không chỉ chế độ ăn uống mà một số loại bệnh cũng tác động xấu đến men răng. Chẳng hạn, bệnh trào ngược a xít dạ dày khiến a xít từ dạ dày trào ngược lên miệng và tiếp xúc, gây hư hại men răng.
Với thời tiết lạnh, đặc biệt là vào những tháng cuối năm, men răng sẽ giãn ra hoặc co lại và ảnh hưởng đến răng. Cụ thể, khi răng trong miệng sẽ giãn ra do tiếp xúc với nước bọt và hơi ấm cơ thể. Nhưng khi hít thở hay nói chuyện, răng sẽ tiếp xúc với không khí lạnh và bị co lại.
Sự giãn nở và co lại đột ngột như vậy có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên men răng, dẫn đến cảm giác ê buốt. Tình trạng này đặc biệt rõ ở những chiếc răng đã trám. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm dây thần kinh trong răng nhạy cảm hơn và dẫn đến ê buốt.
Để ngăn ngừa ê buốt, mọi người nên giữ ẩm phần miệng bằng khăn choàng khi ra ngoài. Đ.ánh răng bằng kem có fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng và giảm ê buốt do không khí lạnh, theo Healthline.