Dùng quá nhiều muối trong bữa ăn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm.
Muối là khoáng chất có thành phần chủ yếu là natri clorua (NaCl), gồm 60% clorua và khoảng 40% natri, thường được sử dụng làm gia vị, chất bảo quản trong thực phẩm.
Ở mức độ vừa phải, muối rất cần thiết cho cơ thể vì nó giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng, thực hiện các chức năng thần kinh và co cơ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối có thể có tác động xấu đến sức khỏe.
Điều quan trọng là tiêu thụ muối ở mức độ vừa phải và chú ý đến lượng natri tổng thể của cơ thể. Dưới đây là tác hại với sức khỏe từ thói quen ăn quá nhiều muối.
Huyết áp cao
Tác động rõ ràng nhất từ việc ăn quá nhiều muối là tăng huyết áp. Muối chứa natri và khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể chúng ta sẽ giữ nước, làm tăng lượng m.áu và gây áp lực lên thành mạch m.áu.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Huyết áp cao do ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ và suy tim.
Ung thư dạ dày
Các chuyên gia y học quốc tế ghi nhận mối tương quan chặt chẽ giữa chế độ ăn nhiều muối và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo một nghiên cứu, người tiêu thụ nhiều muối có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người ăn ít muối.
Họ phát hiện rằng, ăn nhiều muối có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển. Đây là loại vi khuẩn có thể gây viêm, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn nhiều muối có thể gây đột biến và nhân lên của tế bào, kích thích phát triển ung thư.
Bài Viết Liên Quan
- Chia sẻ của bác sĩ về phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2
- Ăn tiết canh dễ mắc bệnh sán dây lợn?
- Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ nguy cấp
Ăn quá nhiều muối liên quan đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. (Ảnh: mibluesperspectives)
Tổn thương thận
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm căng thận, làm suy giảm chức năng của thận, sau cùng dẫn đến tổn thương thận theo thời gian.
Giữ nước
Thận có chức năng duy trì tỷ lệ natri và lượng nước trong cơ thể. Khi một người hấp thụ quá nhiều natri, thận của họ sẽ giữ lại nhiều nước hơn để cân bằng lượng natri dư thừa. Điều này dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể, tình trạng giữ nước quá nhiều có thể gây sưng tấy, phù nề ở tay và chân, bọng mắt.
Loãng xương
Ăn nhiều muối có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, dẫn đến giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương.
Khát nước nhiều hơn
Muối hoạt động như chất kích thích cơn khát tự nhiên, nên việc nạp quá nhiều muối khiến bạn cảm thấy khát hơn, dẫn đến tăng tiêu thụ chất lỏng, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng chất lỏng cơ thể.
Vị giác bị suy giảm
Thường xuyên tiêu thụ lượng muối lớn có thể làm giảm vị giác theo thời gian, khiến việc thưởng thức hương vị tự nhiên của thực phẩm trở nên khó khăn, nó cũng dẫn đến việc bạn sẽ ưa thích thực phẩm mặn nhiều hơn.
Lưu ý khi ăn muối
Dù muối là khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần nhưng phải với lượng vừa phải, ăn quá nhiều có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.
Bạn nên hạn chế tiêu thụ muối và lựa chọn chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.
Theo các chuyên gia, một người trưởng thành được khuyến nghị tiêu thụ không quá 2.300 miligam muối mỗi ngày, mức lý tưởng cần duy trì cỡ 1.500 mg mỗi ngày, tương đương với 3/4 muỗng cà phê muối.
Những người mắc một số tình trạng sức khỏe từ trước thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có khuyến nghị liều lượng muối phù hợp.
Những điều tưởng bình thường có thể khiến bạn suy thận hồi nào không hay
Thận làm việc suốt ngày đêm để thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nếu thận bị hỏng, người bệnh buộc phải chạy thận suốt đời.
Đặc biệt, bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, nếu không kiểm soát tốt, rất dễ làm tổn thương thận theo thời gian và cuối cùng có thể dẫn đến suy thận.
Lối sống không lành mạnh có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về thận.
Nếu thận hỏng, người bệnh buộc phải chạy thận suốt đời. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Shri Ram Kabra, giám đốc y học ghép thận và thận học Bệnh viện Marengo QRG ở Faridabad (Ấn Độ), khuyên nên tránh những thói quen xấu phổ biến có thể gây hại cho thận.
1. Lạm dụng thuốc
Lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn và các chất bổ sung có thể trở thành nguyên nhân thường xuyên gây tổn thương thận.
Điều đáng ngạc nhiên là các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm amidan, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây hại cho thận . Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Thường xuyên ăn mặn
Điều này gây ra mối đe dọa cho thận vì chúng không chỉ tạo ra lượng natri quá mức mà còn gây tăng huyết áp.
3. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này rất nguy hiểm, vì chúng chứa nhiều natri và cả phốt pho – gây hại cho thận.
4. Ăn quá nhiều đường
Ăn quá nhiều đường có thể gây béo phì, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận theo cấp số nhân.
5. Ngủ kém
Ngủ không đủ giấc có thể gây ra vấn đề. Ngủ là thời điểm quan trọng để thận tái tạo các mô bị tổn thương và chu kỳ ngủ thức kém không chỉ làm tổn thương thận mà còn có thể gây ra huyết áp cao và xơ vữa động mạch, do đó có thể làm giảm lưu lượng m.áu đến thận.
6. Uống ít nước
Uống không đủ nước có thể gây hại cho thận. Nước giúp duy trì lưu thông m.áu qua thận mà còn giúp bài tiết chất thải trao đổi chất và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
7. Lười tập thể dục
Không tập thể dục thường xuyên là cách dễ nhất dẫn đến các biến chứng về thận. Ngồi quá lâu có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh thận. Lối sống ít vận động có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thận.
8. Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều thịt cũng có thể làm hỏng thận. Đạm động vật tạo ra một lượng axit cao trong m.áu, có thể gây hại cho thận và gây ra tình trạng nhiễm toan. Đây là tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh, theo Hindustan Times.
9. Hút thuốc – uống rượu
Hút thuốc có hại cho sức khỏe, bao gồm cả thận. Những người hút thuốc dễ bị tình trạng có đạm trong nước tiểu, đây là dấu hiệu của tổn thương thận.
Uống nhiều rượu có thể làm tăng sản sinh axit uric và làm hỏng thận, theo Hindustan Times.
10. Nín tiểu
Nín tiểu khiến cơ thể có xu hướng giữ các chất độc cần phải đào thải. Nín tiểu quá thường xuyên, nó có thể dẫn đến sỏi thận, theo chuyên trang sức khỏe Doctor NDTV.
11. Không theo dõi huyết áp
Cần phải liên tục theo dõi huyết áp vì huyết áp cao có thể gây hại cho thận.
12. Không chữa cảm cúm
Điều đáng ngạc nhiên là các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm amidan, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây hại cho thận. Ngoài ra, nhiễm virus không được điều trị cũng có thể làm hỏng thận, theo trang tin Boldsky.