Dịch Covid-19 phức tạp, m.áu điều trị thiếu khắp mọi nơi

Theo BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, các Trung tâm Truyền m.áu trên cả nước đang đối mặt với tình hình khó khăn, căng thẳng do thiếu m.áu điều trị.

Thiếu 70% m.áu cho điều trị

TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương cho biết: “Tình trạng khan hiếm m.áu do dịch bệnh đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020 nhưng đây là lần đầu tiên, các Trung tâm Truyền m.áu trên cả nước đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng bởi dịch bệnh lan rộng và khó kiểm soát hơn”.

dich covid 19 phuc tap mau dieu tri thieu khap moi noi 893 5905982

hu vực đăng ký hiến m.áu tại Viện Huyết học – Truyền m.áu TW thưa thớt những ngày này (Ảnh: Công Thắng).

Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến m.áu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh…., lượng m.áu tiếp nhận giảm nghiêm trọng. Trong khi nhu cầu sử dụng m.áu tại các bệnh viện cả tuyến TW lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm m.áu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.

Trên thực tế, khắp mọi nơi đều xảy ra tình trạng thiếu m.áu. Không chỉ thiếu m.áu chia theo nhóm m.áu, mà còn thiếu chế phẩm tiểu cầu, nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50 – 70% nhu cầu m.áu là thực trạng lúc này.

Trong những ngày qua, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động điều chỉnh phương án và vẫn cho phép tổ chức Hành trình Đỏ để đảm bảo đủ nguồn cung cấp m.áu cho điều trị.

BS Khánh chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng biết ơn sự dũng cảm, quyết tâm tổ chức hiến m.áu của nhiều địa phương như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Hải Dương, Lạng Sơn… Ý thức và tinh thần hiến m.áu của người dân ngày càng tốt hơn, điển hình là trong các đợt kêu gọi hiến m.áu trong dịch Covid-19.

Tại Hải Dương, ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Vận động hiến m.áu tình nguyện tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Từng trải qua 2 đợt dịch phức tạp, nhưng hiện tại đã hơn 40 ngày, Hải Dương không ghi nhận trường hợp mắc mới. Vì vậy tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động hiến m.áu và tổ chức thành công Hành trình Đỏ, tiếp nhận hơn 1.600 đơn vị m.áu. Hải Dương tổ chức hiến m.áu nhằm chi viện cho các địa phương đang thiếu m.áu trầm trọng nhưng chưa thể tổ chức trong giai đoạn này, cũng là để tri ân sự trợ giúp của cộng đồng với tỉnh nhà trong lúc dịch bệnh căng thẳng”.

Tuy là chiến dịch vận động hiến m.áu lớn nhất trong năm diễn ra trên toàn quốc nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm m.áu dịp hè, nhưng Hành trình Đỏ năm nay đang phải đối mặt với khó khăn chưa từng có khi mới chỉ tiếp nhận được 30% lượng m.áu dự kiến.

Hành trình Đỏ lần thứ IX năm 2021 đặt mục tiêu đẩy mạnh kêu gọi tổ chức hiến m.áu an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời các chế phẩm m.áu cho cấp cứu và điều trị.

Nhưng tình hình dịch đã khiến kế hoạch tổ chức của các địa phương liên tục thay đổi, lượng m.áu tiếp nhận giảm; thời gian tổ chức của Hành trình Đỏ kéo dài hơn dự kiến.

Tính đến ngày 20/7, mới chỉ có 18 tỉnh, thành phố tổ chức xong các ngày hiến m.áu chính thức của Hành trình Đỏ với hơn 14.000 đơn vị m.áu được tiếp nhận. Nếu tính thêm cả các ngày hiến m.áu hưởng ứng khác, cả chiến dịch cũng mới tiếp nhận được 33.500 đơn vị m.áu, đạt hơn 30% so với dự kiến.

Theo TS Khánh, khi dịch bệnh còn kéo dài, thiên tai còn có thể xảy đến bất ngờ, để không làm gián đoạn công tác tiếp nhận và cung cấp m.áu, cần có những hoạt động hiến m.áu tình nguyện thực chất, hiệu quả và bền vững.

“Quan trọng nhất là mỗi người đủ điều kiện sức khỏe hãy hiến m.áu thường xuyên, mỗi năm tối thiểu 1-2 lần”, TS Khánh kêu gọi.

Viện Huyết học – Truyền m.áu TW và các Trung tâm Truyền m.áu mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm, duy trì lịch hiến m.áu tại địa phương với quy mô phù hợp, tổ chức chia giờ cho người hiến m.áu để vừa an toàn, vừa giúp người bệnh có đủ m.áu cho cấp cứu và điều trị.

Đồng thời Viện cũng kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe vừa có trách nhiệm tham gia phòng chống dịch, vừa góp sức chống thiếu m.áu bằng cách tham gia hiến m.áu, hiến tiểu cầu.

“Các cơ sở tiếp nhận m.áu sẽ phối hợp để đảm bảo an toàn cho người đến hiến m.áu: phun khử khuẩn khu vực tiếp nhận m.áu, bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp, hạn chế số người hiến m.áu đến cùng thời điểm, thông báo, nhắc nhở người đến hiến m.áu phải tuân thủ nghiêm quy định 5K”, TS Khánh nhấn mạnh.

dich covid 19 phuc tap mau dieu tri thieu khap moi noi 535 5905982

Thực hiện 5K tại các điểm hiến m.áu (Ảnh: Công Thắng).

Các địa điểm hiến m.áu:

Tại Hà Nội

VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN M.ÁU TRUNG ƯƠNG (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

CÁC ĐIỂM HIẾN M.ÁU CỐ ĐỊNH TẠI HÀ NỘI: 26 Lương Ngọc Quyến (Hoàn Kiếm), 132 Quan Nhân (Thanh Xuân) và số 10, ngõ 122 đường Láng (Đống Đa). Thời gian: từ 8h – 12h và 13h30 – 17h thứ 2 đến thứ 7. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến m.áu.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Truyền m.áu – Huyết học, 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5. Thời gian: 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30 tất cả các ngày.

Trung tâm Truyền m.áu Chợ Rẫy – Bệnh viện Chợ Rẫy, Cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5. Thời gian: 7h00 – 16h00, thứ 2 đến thứ 6.

Trung tâm Hiến m.áu nhân đạo, 106 Thiên Phước, phường 9, quận Tân Bình. Thời gian: 7h30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6, 7h00 – 11h00 thứ 7 và Chủ nhật.

Chủ quan không khám lại, thiếu niên 14 t.uổi bị biến dạng khớp gối

Một bệnh nhân bị biến dạng khớp gối nghiêm trọng do chậm chễ khám lại vì dịch COVID-19 đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật chỉnh hình lại thành công.

Cuối tháng 6/2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh N.S.H (14 t.uổi) ở Thanh Hóa đến viện trong tình trạng vẹo ngoài cẳng chân phải.

Qua khai thác tiểu sử được biết, cách đây 2 năm bệnh nhân bị ngã gãy xương đùi, được mổ tại một bệnh viện địa phương, tuy nhiên sau mổ không liền xương và đã mổ lại 2 lần, lần cuối mổ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cách đây 8 tháng.

Sau phẫu thuật, do bó bột lâu chân bệnh nhân ngày càng bị vẹo trục, bị teo cơ và cứng khớp gối khiến cho H không thể đi lại được, chỉ di chuyển được trong nhà với sự trợ giúp của nạng.

chu quan khong kham lai thieu nien 14 tuoi bi bien dang khop goi d2f 5894944

Bệnh nhân bị biến dạng khớp gối nghiêm trọng.

TS.BS Ngô Bá Toàn, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương chung, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Các chấn thương vào vùng sụn phát triển của t.rẻ e.m đều có thể gây rối loạn phát triển chiều dài và trục xương, khi đã bị vẹo trục chân cần phải đến khám để có kế hoạch điều trị ngay tránh các biến chứng phức tạp (biến dạng chi, cứng khớp, teo cơ).

Do ảnh hưởng của dịch covid-19, bệnh nhân e ngại không đến bệnh viện nên thời gian khám lại bị chậm, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đã trải qua nhiều lần phẫu thuật khi còn nhỏ t.uổi khiến làm cho khớp bị xơ dính, hỏng hệ thống mạch m.áu phần mềm tại chỗ dẫn đến vết mổ chậm liền, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và xuất hiện các biến chứng như biến dạng chi, cứng khớp, teo cơ,….

Ghi nhận trước mổ bệnh nhân có chân phải biến dạng, khớp gối vẹo ngoài trên 40 độ, hạn chế vận động gấp tối đa 70 độ, cơ vùng đùi và cẳng chân bị teo nhỏ so với chân lành, mọi sinh hoạt với chân phải đau, việc điều trị chỉnh trục chân sẽ rất khó khăn.

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉnh hình là giải pháp tốt nhất cho người bệnh, việc cố định xương sau mổ phải thật vững chắc để có thể sớm tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

chu quan khong kham lai thieu nien 14 tuoi bi bien dang khop goi 425 5894944

TS. BS. Ngô Bá Toàn và ê kip đang phẫu thuật cho người bệnh.

TS. BS Ngô Bá Toàn cho biết ca mổ diễn ra thuận lợi như dự kiến, xương đùi của bệnh nhân được đục sửa trục hình chêm, ghép xương và cố định bằng nẹp vít khóa Titan với sự hỗ trợ của máy chụp C-arm trong mổ.

Sau phẫu thuật, trục chân của bệnh nhân đã được chỉnh trục thẳng trở lại, được xuất viện sau mổ 4 ngày và tiếp tục tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

chu quan khong kham lai thieu nien 14 tuoi bi bien dang khop goi 46f 5894944
Em kip phẫu thuật cho người bệnh.

TS Toàn cũng cho biết đây là một ca mổ khó, việc chân bệnh nhân bị tăng nặng biến dạng nặng do khám lại chậm chễ là một việc rất đáng tiếc.

Lý do của việc chậm đến bệnh viện là do diễn biến dịch COVID-19 và tâm lý e ngại của gia đình, tuy vậy bệnh nhân và gia đình cũng có thể liên hệ với bệnh viện và đặc biệt với bác sĩ điều trị của mình để có lời khuyên hữu ích, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *