F0 nặng vừa về nhà kể chuyện rưng rưng lần đầu tiên ăn ổ bánh mì của bác sĩ

Khi biết mình bị nhiễm COVID-19 cũng không hoang mang lắm. Nhưng khi bệnh chuyển nặng, phải đi chữa bệnh thì việc tự tin đã hết hẳn, tôi cảm nhận được việc phổi mình bị ảnh hưởng nặng nề và tình hình sức khỏe chuyển biến xấu.

f0 nang vua ve nha ke chuyen rung rung lan dau tien an o banh mi cua bac si 57c 5939976

“Anh xét nghiệm” đẩy xe dọc hành lang – Ảnh: THANH TÙNG

Câu chuyện của anh Thanh Tùng, một F0 nặng ở TP.HCM và vừa được về nhà sau 16 ngày điều trị COVID-19 ở bệnh viện.

Tôi bắt đầu nhận ra mình bị nhiễm COVID-19 vào ngày 12-7, ngày đó sốt liên tục và rất khó hạ sốt dù dùng thuốc hạ sốt liên tục.

Bác sĩ đi khắp viện tìm oxy cho tôi thở

Khi biết mình bị nhiễm COVID-19 tôi cũng không hoang mang lắm, vì thứ nhất, lúc đó TP.HCM đang bùng dịch mạnh, việc đi ra ngoài hằng ngày hoặc tiếp xúc với người khác nguy cơ nhiễm cũng cao; thứ hai là tôi vẫn nghĩ mình sẽ ở trong phạm vi 80% ca F0 triệu chứng nhẹ, vì mình còn trẻ và sức đề kháng tốt, mình có thể tự khỏi được.

Nhưng khi bệnh chuyển nặng, phải đi chữa bệnh thì việc tự tin đã hết hẳn, tôi cảm nhận được việc phổi mình bị ảnh hưởng nặng nề và tình hình sức khỏe chuyển biến xấu.

Trong những lúc lo lắng nhất thì cứ nghĩ về gia đình, vợ và các con, về niềm tin và sự yêu thương, sự cố gắng vượt qua căn bệnh này để về với gia đình là động lực lớn nhất để cố gắng.

Khi bệnh trở nặng cần oxy để thở thì các y bác sỹ Bệnh viện quận 7 hỗ trợ rất nhiều. Những ngày đầu oxy khan hiếm, tôi đã từng thấy các bác sĩ đi khắp bệnh viện cố gắng tìm oxy cho tôi thở, xin lại từ các bệnh nhân khác đã đỡ hơn. Điều đó thật sự hết sức đáng quý.

Ngoài ra còn về tinh thần, y bác sĩ động viên liên tục mỗi khi thăm khám, tôi vẫn nghĩ căn bệnh này vượt qua được là nhờ tinh thần ổn định nhiều.

Cảm ơn Nhà nước

Trong những ngày căng thẳng, cố gắng vượt qua bệnh tật, tôi lo cho sức khỏe nhiều nhất, nhưng những ngày đã tạm hồi phục lại lo lắng nhất về viện phí. 16 ngày trong viện liên tục, vào rất nhiều thuốc, 3 lần xét nghiệm PCR, chi phí giường bệnh, oxy sử dụng những ngày đầu liên tục…

Mọi thứ làm việc hân hoan khi sắp được ra viện thêm phần lo lắng vì “cái hóa đơn sắp nhận”. Nhưng khi nhận được hóa đơn thanh toán, thật sự nhẹ nhõm, Nhà nước hỗ trợ người bệnh COVID-19 rất rất nhiều.

Trước hết là về chi phí sinh hoạt trong viện. Trong bệnh viện bạn sẽ ở khu cách ly, khu này sẽ không có người nhà hay bất cứ ai vào chăm sóc người bệnh (cách ly hoàn toàn mà), nên mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân đều tự thực hiện.

Việc ăn uống sẽ có hai giai đoạn, khi bạn chưa có kết quả xét nghiệm PCR dương tính (chỉ test nhanh dương tính) bạn sẽ phải tự chi trả 3 bữa ăn, mỗi bữa 35.000 đồng, cái này căngtin bệnh viện sẽ phục vụ tận khu cách ly cho các bạn.

Sau từ 2-3 ngày, khi các bạn đã có kết quả xét nghiệm PCR dương tính, bạn sẽ được hỗ trợ 3 bữa ăn mỗi ngày, hoàn toàn miễn phí mà anh em chung phòng hay gọi là “cơm nhà nước” (trong hình ảnh tôi có chụp thông báo này của bệnh viện dán trong khu cách ly).

Về chi phí khám chữa bệnh, như trong hóa đơn thanh toán cuối cùng, các đợt xét nghiệm PCR với chi phí hơn 700.000 đồng mỗi lần, cũng được ghi chú “ngân sách nhà nước chi trả”. Tôi thuộc dạng nặng, xét nghiệm 3 lần mới đạt, và cả 3 lần đó đều không tốn t.iền xét nghiệm.

Tổng kết lại hết chi phí chữa bệnh cho tôi từ khi nhập viện cho tới khi xuất viện, tổng cộng là 6.907.533 đồng. Tôi không có bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả – bệnh nhân COVID-19 – cuối cùng số t.iền mình phải đóng chỉ là 953.284 đồng, xem như “anh nhà nước” chi trả gần 95% chi phí cứu sống một mạng người như mình.

Quá tuyệt vời, vì vậy các bạn đang chữa trị, hoặc đang là F0 hoàn toàn có thể yên tâm về chi phí khám chữa bệnh khi chúng ta phải nhập viện. Việc của chúng ta cần làm chỉ là cố gắng hết sức đ.ánh bại COVID-19, việc chi phí đã có Nhà nước lo giúp chúng ta.

Yêu lắm, anh đẩy xe

Trong những hình tôi đăng, có những bữa ăn miễn phí tại bệnh viện, đa phần là đủ ăn, đủ chất, tất nhiên ngon thì về nhà vẫn là nhất. Nhưng với đứa cơm hàng cháo chợ đó giờ như tôi thì những bữa ăn này hoàn toàn là đầy đủ cả chất và lượng.

Tiếp trong hình, anh nhân viên y tế đang đẩy cái xe nhỏ được mọi người trong viện gọi là “Anh xét nghiệm”. Anh luôn bắt đầu công việc từ 9h sáng, theo danh sách đi từng phòng và gọi những người cần xét nghiệm ra để xét nghiệm, vì theo quy trình.

Sau thời gian chữa bệnh, cứ xét nghiệm đủ các lần đạt âm tính là được về, nên mỗi khi anh đẩy xe vào, đi từng phòng và gọi tên ai thì người đó khả năng cao là xét nghiệm đạt sẽ về. Anh rất được sự quan tâm của mọi người.

Anh gọi tên ai, người đó vui như tết, bắc ghế ra ngồi chờ test. Còn anh đi ngang mà không gọi tên thì xem như chưa đủ điều kiện để test, sẽ khá buồn và thất vọng.

Ngoài ra, điều tôi muốn cho các bạn xem ở đây là về thuốc tiêm và thuốc uống khi mình nằm viện. Không phải khi bị suy hô hấp chỉ cần thở oxy là vượt qua được. Theo chi phí khám chữa bệnh, tôi được tiêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc hằng ngày theo toa và được xét nghiệm rất nhiều để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Nên nếu là F0 tự thấy mình bị suy hô hấp, các bạn hãy cố gắng tìm và nhập viện để được sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, việc thở oxy tại nhà chỉ là biện pháp tạm thời.

Cách đây 4 ngày, nam thanh niên đã khỏe và chờ xét nghiệm để được về nhà, thấy y bác sĩ nhiều việc quá nên xin y bác sĩ bộ đồ bảo hộ để phụ một tay mà bác sĩ không cho. Bác sĩ bảo anh cố khỏe xuất viện là ổn rồi.

Lần đầu tiên trong đời ăn ổ bánh mì của bác sĩ. Hôm vừa rồi căngtin cấp đồ ăn sáng sao mà thiếu, nằm chờ thì nghe bên ngoài bác sĩ nói với điều dưỡng: đưa phần ăn của mình cho bệnh nhân đi, lát anh ăn mì gói cũng được. Rưng rưng.

Chỉ mong rằng chúng ta sẽ khống chế được dịch bệnh, để TP.HCM quay lại được bình thường như ngày trước.

Khi nào nên uống thuốc hạ sốt sau tiêm vắc xin COVID-19?

Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt đúng cách, uống nhiều nước, mặc trang phục thoáng mát… giúp giảm các triệu chứng có thể xảy ra sau tiêm như: đau bắp, đau chỗ tiêm, đau đầu, sốt nhẹ đến cao…

khi nao nen uong thuoc ha sot sau tiem vac xin covid 19 762 5920968

Tiêm vắc xin là một trong những giải pháp giúp đẩy lùi COVID-19.

Cần làm gì sau khi tiêm vắc xin

Vắc xin COVID-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do COVID-19. Nhiều nghiên cứu chứng minh việc tiêm ngừa vắc xin làm giảm tỉ lệ t.ử v.ong, tỉ lệ biến chứng nếu nhiễm bệnh bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-Cov-2. Chính phủ đã phê duyệt khẩn cấp số lượng lớn vắc xin trong quý 3 để triển khai tiêm rộng rãi cho người dân.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, người được tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm. Khi về nhà hoặc nơi làm việc, cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.

Theo Bộ Y tế, một số triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các triệu chứng thông thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng. Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng.

Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng 38C là một trong các phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày. Nếu sốt cao từ 38,5C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

Hiện nay, paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa, đặc biệt là giảm đau hạ sốt sau khi tiêm ngừa. Ví dụ như Hapacol 650 chứa thành phần 650 mg paracacetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt, phù hợp với thể trạng người Việt được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua.

Về chất lượng Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo hiệu quả và an toàn đến từng viên, đạt tiêu chuẩn lưu hành nghiêm ngặt trong bệnh viện lẫn rộng cửa xuất khẩu sang quốc gia “khó tính”.

Cách hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả sau khi tiêm vắc xin

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Sơn – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM – cho biết khi sốt khoảng 38-39C, cơ thể dễ mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng.

Nên uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc, đồng thời bổ sung các loại nước uống như nước hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối… Tăng cường nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, chú ý các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm… Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Mặc trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya và làm việc nặng cũng là cách giúp cơ thể nghỉ ngơi. Những giấc ngủ sâu, dài 7-8 tiếng về đêm sẽ giúp cơ thể mau hồi phục, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhớ nằm ở nơi thoáng mát, tránh nằm ở nơi gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.

khi nao nen uong thuoc ha sot sau tiem vac xin covid 19 d54 5920968

Sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol giúp hạ sốt sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Nếu thân nhiệt từ 38,5C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt. Theo bác sĩ Sơn, việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải, không ảnh hưởng đến quá trình sinh miễn dịch, không làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.

Chỉ cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định về liều lượng, khoảng cách giữa các liều của cán bộ y tế. Liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 tiếng. Nếu sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên một ngày.

Bác sĩ Sơn khuyến cáo, nếu gặp diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39C, sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp… sau khi tiêm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

khi nao nen uong thuoc ha sot sau tiem vac xin covid 19 a50 5920968

“Hapacol 650 chuẩn chất lượng Nhật Bản phù hợp với người Việt Nam”, giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Ngoài ra, thuốc còn giảm đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng; hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. GPQC: 24e/2021/XNQC/QLD

Liên hệ 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Hotline: 0292.3891433

Website: https://hapacol.vn/

Dược Hậu Giang – Doanh nghiệp có 02 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.

Chi tiết về Japan-GMP vui lòng xem tại: http://japangmp.dhgpharma.com.vn/vi/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *