Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt đúng cách, uống nhiều nước, mặc trang phục thoáng mát… giúp giảm các triệu chứng có thể xảy ra sau tiêm như: đau bắp, đau chỗ tiêm, đau đầu, sốt nhẹ đến cao…
Tiêm vắc xin là một trong những giải pháp giúp đẩy lùi COVID-19.
Cần làm gì sau khi tiêm vắc xin
Vắc xin COVID-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do COVID-19. Nhiều nghiên cứu chứng minh việc tiêm ngừa vắc xin làm giảm tỉ lệ t.ử v.ong, tỉ lệ biến chứng nếu nhiễm bệnh bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-Cov-2. Chính phủ đã phê duyệt khẩn cấp số lượng lớn vắc xin trong quý 3 để triển khai tiêm rộng rãi cho người dân.
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, người được tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm. Khi về nhà hoặc nơi làm việc, cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân trong vòng 3 tuần sau tiêm.
Theo Bộ Y tế, một số triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn… Đây là các triệu chứng thông thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng. Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng.
Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ, sốt khoảng 38C là một trong các phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau tiêm vài ngày. Nếu sốt cao từ 38,5C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt.
Hiện nay, paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa, đặc biệt là giảm đau hạ sốt sau khi tiêm ngừa. Ví dụ như Hapacol 650 chứa thành phần 650 mg paracacetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt, phù hợp với thể trạng người Việt được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua.
Về chất lượng Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, đảm bảo hiệu quả và an toàn đến từng viên, đạt tiêu chuẩn lưu hành nghiêm ngặt trong bệnh viện lẫn rộng cửa xuất khẩu sang quốc gia “khó tính”.
Cách hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả sau khi tiêm vắc xin
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Sơn – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM – cho biết khi sốt khoảng 38-39C, cơ thể dễ mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng.
Nên uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc, đồng thời bổ sung các loại nước uống như nước hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối… Tăng cường nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.
Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, chú ý các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm… Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Mặc trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya và làm việc nặng cũng là cách giúp cơ thể nghỉ ngơi. Những giấc ngủ sâu, dài 7-8 tiếng về đêm sẽ giúp cơ thể mau hồi phục, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhớ nằm ở nơi thoáng mát, tránh nằm ở nơi gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
Sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol giúp hạ sốt sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Nếu thân nhiệt từ 38,5C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt. Theo bác sĩ Sơn, việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, đơn thuần là điều trị triệu chứng, giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, khó chịu, giảm bớt tình trạng mất nước, mất điện giải, không ảnh hưởng đến quá trình sinh miễn dịch, không làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Chỉ cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định về liều lượng, khoảng cách giữa các liều của cán bộ y tế. Liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 tiếng. Nếu sử dụng Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống phải lớn hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên một ngày.
Bác sĩ Sơn khuyến cáo, nếu gặp diễn biến nặng lên gồm sốt cao trên 39C, sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp… sau khi tiêm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
“Hapacol 650 chuẩn chất lượng Nhật Bản phù hợp với người Việt Nam”, giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Ngoài ra, thuốc còn giảm đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng; hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. GPQC: 24e/2021/XNQC/QLD
Liên hệ 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Hotline: 0292.3891433
Website: https://hapacol.vn/
Dược Hậu Giang – Doanh nghiệp có 02 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.
Chi tiết về Japan-GMP vui lòng xem tại: http://japangmp.dhgpharma.com.vn/vi/
Cảnh báo ngộ độc do ‘tự dùng thuốc hạ sốt chữa bệnh COVID-19 theo mạng xã hội’
Cơ quan y tế cảnh báo về tình trạng ngộ độc paracetamol do tự dùng thuốc chữa bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Người bệnh ngộ độc do lạm dụng thuốc được điều trị tại Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) – Ảnh: BỆNH VIỆN CUNG
Ngày 21-7, Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.
Ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt có thể gây t.ử v.ong
Theo Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên.
Trên thực tế, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, nhất là thuốc nhập ngoại như Tylenol, đang được nhiều người tìm mua, giá còn tăng gấp mấy lần do nhu cầu tăng đột biến. Trong đó, phần lớn mua với mục đích tích trữ, sử dụng để tự chữa các biểu hiện của bệnh COVID-19 theo hướng dẫn trên mạng xã hội.
Theo cảnh báo của các bác sĩ chống độc, ngộ độc paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng âm thầm, dễ bỏ sót. Người sử dụng có thể bị ngộ độc do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà.
Do các biểu hiện ngộ độc paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và t.ử v.ong.
Những hướng dẫn trên mạng xã hội được các chuyên gia chống độc khuyến cáo người dùng không nên tự áp dụng
Sử dụng paracetamol an toàn khi giảm đau, hạ sốt như thế nào?
Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.
Theo khuyến cáo của Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), liều paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ nêu trên là không quá 3 gam/24 giờ với người trưởng thành và t.rẻ e.m là 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần và không quá 6 lần/24 giờ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng liều này cho người có nhiều yếu tố và hoàn cảnh nguy cơ nêu trên thì lại gây ngộ độc.
Trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gam paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.
Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.
“Luôn kết hợp các biện pháp khác an toàn hơn để hạ sốt, giảm đau như nới rộng quần áo, chườm, tắm nước ấm, uống đủ nước… Khi bệnh không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra” – các chuyên gia chống độc khuyến cáo.