Một ngày sau tiêm, tôi xuất hiện triệu chứng tê quanh môi, lưỡi kèm cảm giác ngứa họng? Tôi cần làm gì? Triệu chứng này có nguy hiểm? (Ngọc Long, 44 t.uổi, Hà Nội)
Trả lời
Theo Hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe sau tiêm vaccine phòng Covid-19, ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế khuyến cáo người có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian theo dõi là biểu hiện bạn cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện. Thời gian để người dân tự theo dõi sức khỏe là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.
Một số dấu hiệu nguy hiểm khác cần lưu ý như phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc c.hảy m.áu, xuất huyết dưới da. Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật. Đau tức ngực, hồi hộp đ.ánh trống ngực kéo dài, ngất; Nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy. Khó thở, thở rít, khò khè, tím tái, toàn thân chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Ngoài ra, sau tiêm, bạn cần có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong ba ngày đầu. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
Khi ở nhà, người tiêm cần thường xuyên đo thân nhiệt. thường xuyên đo thân nhiệt. Khi sốt dưới 38,5 độ C thì cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Khi sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất trong ba ngày đầu sau tiêm chủng. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. Không vận động mạnh sau tiêm.
Hà Nội: Bé 11 tháng t.uổi đuối nước ngay tại bể bơi phao ở nhà
Bé 11 tháng t.uổi cùng anh trai 3 t.uổi được gia đình cho chơi bể bơi phao ngay tại nhà. Chỉ trong khoảng 10 phút không giám sát, gia đình phát hiện bé nằm úp mặt xuống đáy bể bơi, tím tái.
Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, các bác sĩ mới cứu thành công trường hợp đuối nước khi sử dụng bể bơi phao tại nhà.
Trước đó, ngày 8/7, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một b.é t.rai 11 tháng t.uổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng suy hô hấp do bị đuối nước khi chơi bể bơi phao tại nhà.
Người nhà bệnh nhi cho biết, tai nạn xảy ra trong tích tắc, khi bé cùng anh trai 3 t.uổi đang chơi phao bơi, với mực nước sâu khoảng 50cm.
Chỉ khoảng 10 phút không có sự giám sát, khi quay lại người lớn phát hiện bé nằm úp mặt xuống đáy bể bơi phao. Khi vớt lên bé tím tái, được sơ cứu tại chỗ và đưa đến Bệnh viện đa khoa Sơn Tây cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, sốt, co giật. Vì tình trạng bệnh diễn biến nặng, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại thời điểm nhập viện tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ sốt 38.5, lơ mơ, suy hô hấp phải thở oxy mask. Sau khi tiến hành cấp cứu và làm các xét nghiệm trẻ được chẩn đoán viêm phổi do đuối nước trong bể bơi phao tại nhà. Trẻ được chuyển đến Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau một tuần điều trị và chăm sóc đặc biệt, sức khỏe trẻ ổn định, được ra viện.
Ths.BS Nguyễn Đăng Quyệt – Trưởng Khoa Hô hấp 2- Trung tâm Hô hấp cho biết, thời gian qua, Trung tâm đã tiếp nhận, điều trị cho một số trường hợp trẻ bị viêm phổi do đuối nước khi tắm ở ao, hồ, bể bơi, thậm chí đuối nước do xô, chậu, bồn tắm, bể bơi phao hoặc vật dụng chứa nước ở gia đình.
Các bác sĩ cảnh báo, đuối nước là một trong những tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra tại gia đình và ngoài cộng đồng. Tai nạn đuối nước rất nguy hiểm, việc bị chìm lâu trong nước ngoài hậu quả viêm phổi do đuối nước, trẻ có thể bị suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn nặng, phù phổi cấp, rối loạn điện giải và di chứng thần kinh nếu não bị thiếu oxy kéo dài, thậm chí trẻ có thể t.ử v.ong.
Nhân trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo các gia đình thận trọng khi sử dụng bể phao bơi tại nhà. Theo đó, phải luôn để mắt, giám sát trẻ, không được rời mắt khỏi trẻ để làm công việc khác. Bên cạnh đó, gia đình cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức cơ bản nhất để tự bảo vệ mình khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên. Đối với trẻ lớn, cần được giáo dục tại trường học và gia đình về các nguy cơ tai nạn thương tích, cách phòng tránh và các bước xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra.