Liệu có thể có ‘biến chủng tận thế’ vượt qua mọi vắc xin?

Nhiều chuyên gia đã chỉ trích nhận định cho rằng không loại trừ khả năng sẽ có “biến chủng ngày tận thế” gây Covid-19, kháng mọi vắc xin và “lây lan như cháy rừng”

lieu co the co bien chung tan the vuot qua moi vac xin dc4 5944312

SARS-CoV-2 (màu xanh) được phóng to dưới kính hiển vi. Ảnh REUTERS

Đài Fox News ngày 7.8 đưa tin nhiều chuyên gia bệnh truyền nhiễm đã chỉ trích một bài báo dự báo một biến chủng SARS-CoV-2 mới sắp xuất hiện còn nguy hiểm hơn Delta hay Lambda. Họ xem đây là bài báo gây hoang mang, sợ hãi không cần thiết bằng cách cường điệu những khả năng xấu nhất, rất khó xảy ra.

Bài báo được tạp chí Newsweek xuất bản gần đây viết “Liệu có một biến chủng tận thế coi khinh vắc xin, lây như cháy rừng và khiến nhiều nạn nhân mắc bệnh nặng hơn những gì chúng ta đã thấy không?”. Theo bài viết, khả năng xảy ra điều này là rất thấp, nhưng không thể loại trừ.

Bên cạnh đó, bài báo còn cho rằng biến chủng Delta “hiện làm tan vỡ sự lạc quan” về việc buộc đại dịch xuống thang nhờ vắc xin.

Biến chủng từ Colombia có thể qua mặt vắc xin Covid-19?

Tuy nhiên, chuyên gia dịch tễ Tracy Beth Hoeg tại Đại học California ở Davis phản bác nhận định trên. Phát biểu với Fox News, bà nói “chúng ta có mọi lý do để lạc quan” và cho rằng thông tin “biến chủng Delta làm tan vỡ sự lạc quan” là không thỏa đáng, “nhằm gây hoang mang”.

Theo giáo sư Marc Siegel tại Trung tâm y khoa Langone thuộc Đại học New York, các biến chủng luôn xuất hiện trong quá trình virus tiến hóa và tăng cường vắc xin sẽ giúp ngăn ngừa có thêm biển chúng mới nhờ làm giàm cơ hội lây lan và đột biến.

“Các chuyên gia dịch tễ và bệnh truyền nhiễm nên tiếp tục nghiên cứu các biến chủng, nhưng công chúng không cần phải lo lắng rằng các biến chủng ngày càng thêm tồi tệ”, theo bà Hoeg.

Nhiều chuyên gia khác cũng nhấn mạnh rằng các vắc xin Covid-19 vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh nặng, nhập viện và t.ử v.ong, dù các biến chủng như Delta lây lan.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng khi cần thiết, các công ty dược phẩm đã bào chế các vắc xin mRNA như Pfizer và Moderna đều có thể nhanh chóng điều chỉnh vắc xin để giúp bảo vệ tốt hơn trước các biến chủng.

Delta càn quét, các nước giàu rục rịch tiêm vắc xin mũi 3

Một số nước giàu gây tranh cãi khi bắt đầu hoặc sắp triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi ba để đối phó sự lây lan của biến chủng Delta bất chấp khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

delta can quet cac nuoc giau ruc rich tiem vac xin mui 3 d38 5941439

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thống Israel Isaac Herzog tiêm vắc xin Covid-19 thứ ba hôm 30/7 (Ảnh: AFP).

Delta khiến nhiều nước điều chỉnh chiến lược tiêm chủng

Mối lo ngại về sự lây lan “như cháy rừng” của biến chủng Delta khiến nhiều quốc gia điều chỉnh hoặc đang cân nhắc điều chỉnh chiến lược tiêm chủng vắc xin theo hướng tiêm liều thứ 3 tăng cường.

Từ đầu tháng này, Israel bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3 cho người trên 60 t.uổi và đặt mục tiêu tiêm chủng cho 1 triệu người vào cuối tháng 8 này.

Pháp và Đức cũng quyết định sẽ triển khai tiêm vắc xin liều bổ sung từ tháng 9 tới cho hàng triệu người trong các viện dưỡng lão hoặc người trên 75 t.uổi và những người có bệnh lý nền.

Anh chưa ra quyết định cuối cùng nhưng giới chức nước này cảnh báo hệ thống y tế cần chuẩn bị cho kịch bản như vậy vào tháng 9 tới nếu cần thiết.

Trung Quốc cũng đang cân nhắc chiến lược tiêm vắc xin liều thứ 3, nhưng không cho rằng tất cả người dân đều cần tiêm mũi nhắc lại này trong vòng một năm.
Hồi đầu tháng 7, Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ và Trung tâm Kiểm soát – Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ nói rằng, hiện tại việc tiêm mũi thứ 3 tăng cường là chưa cần thiết nhưng sẵn sàng triển khai khi khoa học chứng minh điều này là cần thiết. Tuần trước, chính phủ Mỹ đã mua thêm 200 triệu liều vắc xin mRNA của hãng dược Pfizer, BioNTech.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, hôm 5/8 nói rằng, những người bị suy giảm miễn dịch có thể không được bảo vệ đầy đủ bằng biện pháp tiêm chủng hiện nay. Chuyên gia này cho biết thêm, sự gia tăng đáng lo ngại của biến chủng Delta có thể được ngăn chặn thông qua việc tiêm mũi vắc xin bổ sung.

WHO khuyến cáo hoãn tiêm liều thứ 3

delta can quet cac nuoc giau ruc rich tiem vac xin mui 3 3f9 5941439

Nhấn để phóng to ảnh

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).

Hiện chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học nào cho thấy tiêm vắc xin mũi tăng cường giúp tăng cường mức độ bảo vệ người tiêm trước biến chủng Delta.
Một nghiên cứu của hãng Pfizer cho biết, hiệu quả hai mũi tiêm vắc xin của họ nhằm ngăn chặn các triệu chứng của Covid-19 giảm từ 96% xuống 84% sau 6 tháng, trong khi hiệu quả ngăn bệnh nặng vẫn ở mức cao 97%. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa có bình duyệt độc lập của các nhà khoa học.

Theo WHO, các vắc xin hiện tại vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn bệnh nặng và giảm nguy cơ nhập viện ở người nhiễm các biến chủng đáng lo ngại như Alpha hay Delta.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4/8 kêu gọi các nước tạm hoãn kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3 trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn còn chật vật tiếp cận vắc xin.

“Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến chủng Delta. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc các quốc gia đã sử dụng phần lớn nguồn cung vắc xin toàn cầu lại tiếp tục sử dụng nhiều hơn, trong khi nhiều người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới chưa được bảo vệ. Chúng ta cần một sự đảo ngược ngay lập tức về việc phân phối vắc xin. Thay vì tập trung vào các nước thu nhập cao, hiện giờ vắc xin phải được ưu tiên cho các nước thu nhập thấp”, ông Tedros nói.

Người đứng đầu WHO kêu gọi các nước hoãn tiêm vắc xin liều bổ sung ít nhất 2 tháng nữa để thế giới có cơ hội đạt mục tiêu tất cả các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9.

WHO cảnh báo, sự phân phối mất cân bằng hiện nay đang cản trở thế giới thoát đại dịch.

Theo một phân tích nội bộ của WHO, nếu 11 nước giàu có cùng triển khai hoặc cân nhắc tiêm chủng vắc xin mũi 3 trong năm nay cho tất cả người trên 50 t.uổi, họ sẽ sử dụng đến 440 triệu liều vắc xin. Nếu tất cả các nước thu nhập cao và trung bình cao cùng triển khai, mức tiêu thụ sẽ gấp đôi.

WHO cho rằng, số vắc xin này sẽ hiệu quả kiểm soát dịch tốt hơn nếu được chuyển cho các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi khoảng 85% dân số (hay 3,5 tỷ người) vẫn chưa được tiêm mũi vắc xin nào. “Ưu tiên hiện nay phải là tiêm chủng cho những người chưa tiêm mũi nào”, ông Tedros nhấn mạnh.

Một điều nữa khiến giới chuyên gia lo ngại là, khi dịch còn bùng phát mạnh ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nguy cơ xuất hiện các biến chủng nguy hiểm hơn, kháng tất cả vắc xin hiện có càng tăng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *